TPO - Xử phạt người đưa tin "chạy" vào biên chế giáo viên mất 500 triệu; Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát về dạy thêm, học thêm; Hàng nghìn giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng tết theo Nghị định 73;... là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
TPO - Các địa phương sẽ được bổ sung hơn 5.834 tỷ đồng thực hiện chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ chi trả chế độ cho số biên chế giáo viên được bổ sung cho năm học 2022 – 2023 và 2023 – 2024.
TPO - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân; Phó Thủ tướng yêu cầu sớm công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10; Bộ GD&ĐT cùng Bộ Nội vụ rà soát, báo cáo Trung ương bổ sung biên chế ngành giáo dục là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
TPO - Ngày 9/11, ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) - trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo. Đáng chú ý, dự thảo luật quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.
TPO - Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
TP - Thời gian này, Bộ GD&ĐT truyền thông nhiều đến giải pháp “chữa bệnh” thiếu giáo viên và đề xuất các Bộ ngành liên quan vào cuộc với mong muốn Chính phủ có chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, do có sự chồng chéo, đan xen giữa các Luật, Nghị định nên điểm nghẽn đầu vào - đào tạo - đầu ra của ngành sư phạm vẫn rất khó “bốc thuốc”.
TP - Năm học 2022 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được giao bổ sung 1.681 biên chế giáo viên. Số giáo viên được giao bổ sung sẽ được phân bổ cho các địa phương kịp phục vụ năm học mới 2022 - 2023.
TPO - Giáo viên trong nghề cho rằng, muốn tăng lương cho giáo viên thì cần tinh giản biên chế giáo dục, xây dựng hệ thống quản lí hiện đại trong nhà trường để đảm bảo năng suất lao động trong nhà trường. Tránh tình trạng “nuôi biên chế sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”.
TP - Bộ GD&ĐT sẽ đưa nội dung xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học vào thông tư sửa đổi quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Theo kế hoạch, tháng 12, thông tư sẽ được đưa ra lấy ý kiến và có hiệu lực sau 45 ngày.
TPO - Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm học 2018-2019, đơn vị đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị giao bổ sung biên chế cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây Nguyên.
TPO - “Chừng nào không có nguồn kinh phí của nhà nước bổ sung nhằm tăng lương cho giáo viên của các trường công lập (hưởng ngân sách) tham gia vào quá trình chuyển đổi thì đề án sẽ chẳng có gì thay đổi về chất cả và rất khó khả thi”- PGS Lê Hữu Lập, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nêu ý kiến về việc chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động.