Bí thư các tỉnh hiến kế giảm nghèo bền vững

0:00 / 0:00
0:00
Bí thư các tỉnh phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 23/7. Ảnh Như Ý
Bí thư các tỉnh phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 23/7. Ảnh Như Ý
TPO - Nhiều bí thư các tỉnh đã đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo bền vững cho người dân tại phiên thảo luận tổ Quốc hội, chiều 23/7.

“Thoát nghèo đã khó, thoát nghèo bền vững còn khó hơn”, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan nhấn mạnh khi cho ý kiến về nội dung này. Theo nữ Bí thư Tỉnh uỷ, để thoát nghèo bền vững, bên cạnh tuyên truyền để người nghèo thay đổi nhận thức, quyết tâm vươn lên,điều quan trọng là phải nâng cao trình độ và tay nghề cho người dân.

Theo bà Lan, cần phải có chiến lược và chương trình về giáo dục vì không học thì không thể có tay nghề. Nếu chỉ hỗ trợ thì hết sức lực sẽhết tiền, như thế thì không bền vững được.

Tương tự, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy đề nghị “lồng ghép nguồn lực” khi thực hiện các chương trình. Ông Duy ví dụ, nông thôn mới là phải hỗ trợ theo hướng hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn. Qua đó, hộ nghèo muốn tham gia vào chuỗi liên kết này thì có thể sử dụng nguồn lực của chương trình giảm nghèo để hỗ trợ về cây giống, con giống để họ sản xuất ra hàng hóa đó.

Từ đó, một dự án, địa phương có thể sử dụng nguồn vốn của 2- 3 chương trình, thậm chí hơn thế. “Chính phủ nên quy định cơ chế để được thực hiện lồng ghép và giao cho địa phương thẩm quyền chủ động”, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cho hay.

Từ kinh nghiệm thực tế, ông Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng cho rằng, trong giảm nghèo quan trọng là xóa nhà dột nát vì các cụ đã nói “an cư mới lạc nghiệp”. Ông Môn cho biết, Cao Bằng đã làm thử và xóa hết nhà dột nát trong 4 tháng, với gần 1.000 nhà khi huy động tất cả lực lượng công an, quân đội, đoàn thanh niên. “Nếu nhà lắp ghép thì 50 triệu đồng/nhà, nhà làm mới thì hỗ trợ 40 triệu, còn nhà sửa chữa thì hỗ trợ 30 triệu đồng. Như vậy bình quân mỗi nhà chỉ 30 triệu đồng… Như vậy, qua hơn 1 năm xóa hơn 8000 nhà dột nát”, ông Môn dẫn chứng.

Từ đó, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng cho rằng, phải thống kê được cả nước còn bao nhà dột nát để xóa hết. Bởi bỏ 200 tỷ làm con đường không ai biết, còn xóa hết nhà dột nát thì cả nước biết.

MỚI - NÓNG