Bí quyết giải rượu từ thảo mộc

Bí quyết giải rượu từ thảo mộc
TP - Rượu được các doanh nhân coi là một “công cụ” hữu hiệu trong công việc, đồng thời cũng là một hình thức xả “xì trét” khi quá căng thẳng. Nhưng việc lạm dụng rượu có thể gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe mà chính họ đang phải đánh đổi. Bởi vậy, họ cần một “liệu pháp” có khả năng giảm thiểu tác hại của rượu đến sức khỏe để mà… vô tư nhậu!

> Nam vô tửu như kỳ vô phong…

Rượu vào sức khỏe đi

Rượu đem lại nhiều điều lợi, nhưng cũng không ít điều hại nếu không sử dụng vừa phải, đúng cách, đem lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, cuộc sống và xã hội.

Khi đi vào cơ thể, rượu được hấp thụ qua niêm mạc ruột vào máu, tới gan dưới tác động của men Alcol Dehydrogenase (ADH) rượu được chuyển hóa thành Acetaldehyde (một chất rất độc), là tác nhân gây ra các bệnh như: ung thư gan, xơ gan, hội chứng tim mạch, dạ dày, tổn thương não, thay đổi sinh lý, tâm lý, suy giảm các chức năng tư duy, chức năng sinh dục và nhiều chức năng khác…

Một số triệu chứng như: mất nước, thiếu nước, vui chơi hoạt động ngoài trời nhiều, ăn uống nhiều chất cay hoặc áp lực công việc, khiến cơ thể sinh “nội nhiệt” với các biểu hiện như: sốt, bứt rứt, mệt mỏi, mạch nhanh… đều có thể dùng trà thảo mộc Dr. Thanh để thanh lọc cơ thể.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi sử dụng cồn rượu vượt quá các giới hạn cho phép sẽ dẫn đến các nguy hại. Ảnh hưởng cấp tính là gây ra các vụ ngộ độc rượu, biểu hiện bằng các triệu chứng kích thích sau đó là ức chế, hôn mê, hơi thở toàn mùi rượu, thở nhanh, nôn, tim đập nhanh, huyết áp tụt... Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Cũng theo WHO (2005), rượu không chỉ gây hại cho sức khỏe con người mà còn gián tiếp gây nên các tác động xã hội. Cồn rượu là nguyên nhân của 31% các vụ đánh, giết nhau; 33% các vụ hiếp dâm và 18% các vụ tai nạn giao thông. Lạm dụng rượu còn làm giảm năng suất lao động, mất thời gian làm việc, giảm sự khéo léo và khả năng lao động, tăng tai nạn lao động, mất việc làm do rượu.

Đó là những khuyến cáo ở tầm “vĩ mô”, còn những doanh nhân đã từng say rượu hẳn biết rõ hơn ai hết là sau những trận nhậu bí tỉ là những ngày uể oải khó chịu sau đó, đầu đau như búa bổ, ruột gan lộn tùng phèo, tâm tính mất cả sự ổn định, điềm đạm cần có. Biết vậy, nhưng lại không thể “nhịn” cũng chẳng thể “dừng” uống rượu. Điều quan trọng là, làm thế nào để giảm bớt tác hại do rượu mang lại để các quý ông có thể yên tâm tận hưởng cuộc vui?

Giải độc rượu với trà thảo mộc

Rượu có chứa Ethanol nhưng mức độc hại với cơ thể của Ethanol thấp. Khi vào cơ thể, Ethanol chuyển hóa thành Acetaldehyde - có độc tính cao và gây ra các tác hại chính đến cơ thể tức thời và lâu dài. Hạn chế được Acetaldehyde sẽ giảm bớt những tác dụng có hại của rượu với cơ thể.

Một số loại thảo mộc thiên nhiên có thể khiến làm hạn chế sự tích tụ của Acetaldehyde, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa Acetaldehyde thành acid Acetic - tương đối vô hại và phân huỷ thành CO2 và H2O trong tế bào. Đồng thời, các loại thảo mộc này còn có tác dụng tăng cường năng lượng cho cơ thể, giảm mệt mỏi, giải độc, tạo các chất chống oxy hóa, hỗ trợ các chức năng gan thận…

Theo Đông y, các loại thảo mộc như Hạ khô thảo (tên khoa học Prunella vulgaris L.), thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae) có tác dụng lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc; Hoa cúc có tác dụng tán phong giáng hỏa, thanh nhiệt, giúp cân bằng âm dương của can (gan), giúp khí huyết lưu thông, giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng thần kinh, giúp ngủ ngon; Hoa sứ đỏ (tên khoa học Plumeria rubra) có tác dụng thông khí, dưỡng phế, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp; hay Hoa mộc miên (còn gọi là hoa gạo, hoa hồng miên) có tác dụng làm se, tiêu viêm, sát khuẩn, thông huyết nên đã trở thành dược liệu sử dụng nhiều trong trị liệu; và cuối cùng là hoa Kim ngân - một cây thuốc được dùng trong phòng chữa ung thư của Đông y.

Ngoài ra, còn có La hán quả (tên khoa học Momordica grosvenori Swingle, thuộc họ Cucurbitaceae) thường được dùng làm nước uống giải nhiệt, giúp cơ thể thư thái, chữa ho, thanh nhiệt, chữa tiện bí...; Cam thảo - một vị được dùng trên 90% bài thuốc của Đông y; Bung Lai (còn gọi là Chua kè, Cò kè, Mé) thường được dùng để trị cảm lạnh, đau đầu; tiêu hoá kém, trướng bụng, tiêu chảy, viêm gan; Tiên thảo (còn gọi là thạch đen, sương sáo…) vốn được biết đến nhiều khi chế biến thành thạch đen giải khát.

Tất nhiên, trên bàn nhậu, không doanh nhân nào có thể “chế biến” các thảo mộc này để sử dụng tức thì như một “bí kíp bỏ túi”. Ngoài ra, nguyên liệu thảo mộc vốn có hiệu quả cao, song không dễ để chế biến, bảo quản và tạo ra những thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Chính vì thế, trà thảo mộc Dr.Thanh với chiết xuất từ 9 loại thảo mộc quý kể trên được sản xuất bằng công nghệ Aseptic hiện đại hàng đầu châu Âu giữ trọn tinh túy của các loại thảo mộc, có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể, là “người bạn” không thể thiếu đối với các quý ông ưa nhậu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG