Bí kíp hạ nhiệt ô tô trong 30 giây

Bí kíp hạ nhiệt ô tô trong 30 giây
TPO - Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ tại Hà Nội gần chạm mốc 40 độ C. Nếu phơi một chiếc ô tô dưới nắng, nhiệt độ bên trong có thể lên tới trên 60 độ C. Vậy làm thế nào để hạ nhiệt “lò bát quái” này nhanh chóng?

Bất kỳ ai đi ô tô đều đã trải qua cảm giác khó chịu khi đỗ xe lâu dưới trời nắng nóng. Với nhiệt độ trong bóng râm khoảng 39 độ C, xe phơi dưới nắng sẽ có nhiệt độ lên tới 60 độ C. Không những rất nóng, những chi tiết da, nhựa bên trong xe còn có thể tạo ra khí độc, gây hại tới sức khỏe con người. Cảm giác hừng hực khi quay lại xe giống như bước vào "lò bát quái" không dễ chịu chút nào.

Thông thường, người lái khi quay lại xe thường nổ máy, hạ cửa kính, bật quạt gió ở mức cao nhất để đẩy hơi nóng ra ngoài và bật điều hòa ở mức lạnh nhất vài phút trước khi sử dụng xe, giúp nhiệt độ bên trong xe được nguội bớt, nhưng cách này tương đối mất thời gian và tiêu tốn nhiên liệu.

Có một cách đơn giản hơn nhiều giúp nhiệt độ bên trong xe giảm nhanh. Khi quay lại xe, bạn hãy hạ cửa kính ở ghế hành khách phía trước xe, sau đó đóng mở cửa ghế lái 5-10 lần hoặc nhiều hơn nếu nhiệt độ trong xe quá nóng. Không cần phải đóng cửa ghế lái quá mạnh, chỉ cần thao tác nhẹ nhàng như khi bạn sử dụng xe bình thường.

Bằng thao tác này, không khí trong xe sẽ được làm mới hoàn toàn, nhanh chóng làm nguội các chi tiết trong xe và đẩy hết khí độc ra ngoài. Nhiệt độ bên trong xe sau khi thực hiện việc đóng mở cửa sẽ giảm khoảng từ 10 đến 15 độ. Thời gian thực hiện "bí kíp" cũng ngắn hơn rất nhiều so với việc sử dụng quạt gió hay điều hòa để làm nguội xe, mất khoảng 30 giây.

Ngoài ra, nên hết sức chú ý tới việc đặt điều hòa nhiệt độ bên trong ô tô. Khi nhiệt độ bên ngoài là hơn 40 độ C, không nên để điều hòa bên trong xe với nhiệt độ quá thấp, khiến chênh lệch nhiệt độ quá lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhiệt độ trong xe khoảng 25-27 độ là vừa phải.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.