Bị cận thị không đeo kính thường xuyên có làm tăng độ kính?

Bị cận thị không đeo kính thường xuyên có làm tăng độ kính?
Không đeo kính cận thường xuyên có ảnh hưởng tới thị lực? TS BS Trần Thị Thu Phương - Giám đốc BV Mắt KTC Phương Nam, Chủ tịch Hội Nhãn khoa TP. Hồ Chí Minh tư vấn bạn đọc các bệnh lý liên quan đến mắt.

Hỏi: Con tôi bị cận 2 độ, cháu rất lười đeo kính. Chỉ khi nào cháu học hay xem tivi thì cháu mới đeo. Xin hỏi bác sĩ có phải việc không thường xuyên đeo kính sẽ làm tình trạng cận thị nặng thêm hay không?

Thu Hằng, TP HCM (nguyeth...@yahoo.com.vn)

Trả lời: Chào bạn, Con bạn bị cận 2 độ nên đeo kính thường xuyên, nếu không đeo kính sẽ làm hạn chế tầm nhìn và khiến mắt rất mỏi mệt từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng số độ kính tăng nhanh; chỉ không đeo khi làm những việc không cần đến kính như thể thao, chạy nhảy, đi đứng,…nên đi khám theo dõi thường xuyên độ kính 6 tháng/lần để được bác sĩ tư vấn và cho thuốc uống bổ mắt.

Hỏi: Em thường xuyên bị mỏi mắt mỗi khi nhìn vào sách, báo hoặc màn hình máy tính, cứ như người thiếu ngủ, chỉ muốn nhắm mắt lại. Xin hỏi bác sĩ như vậy liệu mắt em có bị làm sao không?

Vân Nga, TP HCM (nt.v...@gmail.com)

Trả lời: Triệu chứng mỏi mắt khi nhìn sách báo hoặc màn hình máy tính đó là do mắt bạn làm việc nhìn gần quá lâu không chớp mắt thường xuyên cộng với tư thế ngồi làm việc hay đọc sách không đúng, ánh sáng của môi trường xung quang kém, chất lượng độ phân giải màn hình và thời gian đọc sách quá lâu,… đều ảnh hưởng đến mắt khiến mắt bị mỏi mệt như người thiếu ngủ. Để tránh được tình trạng này bạn nên nhớ quy tắc khi làm việc trên máy vi tính hoặc đọc sách báo như sau: khoảng cách nhìn ít nhất là 50cm, cho đôi mắt nghỉ ngơi 20 giây sau 20 phút làm việc bằng cách nhìn vào một vật gì đó cách xa ít nhất 6m.

Theo Tư vấn bởi TS.BS Trần Thị Phương Thu

Theo Giadinh.net
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.