BHYT Học sinh – Sinh viên: Đừng để hoạn nạn mới tham gia bảo hiểm

Quỹ BHYT đã chi trả gần 3.000 tỷ đồng chi phí KCB BHYT cho HSSV. Ảnh: An Phú
Quỹ BHYT đã chi trả gần 3.000 tỷ đồng chi phí KCB BHYT cho HSSV. Ảnh: An Phú
Quỹ BHYT đã chi trả gần 3.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh cho Học sinh – Sinh viên (HSSV), trong đó có rất nhiều em mắc các bệnh nan y, mạn tính...với chi phí từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng. Do đó, các bậc phụ huynh cần chủ động tham gia BHYT cho con em mình ngay từ khi còn khỏe mạnh.

“Cứu cánh” của nhiều HSSV mắc bệnh hiểm nghèo

Theo Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, tỷ lệ bao phủ BHYT HSSV có sự phát triển ổn định, tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2016 cả nước có khoảng 15,9 triệu HSSV tham gia, đạt tỷ lệ hơn 92% thì đến năm 2017 con số này đã lên 16 triệu, chiếm trên 93%. Hiện nay đã có trên 17 triệu HSSV, chiếm hơn 95% tham gia BHYT.

Hàng năm, cơ quan BHXH chi gần 1.000 tỷ đồng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), trong đó chủ yếu dành cho nhóm HSSV. Quỹ BHYT đã chi trả gần 3.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bênh (KCB) BHYT cho HSSV, trong đó có nhiều em mắc các bệnh nan y, mạn tính như chạy thận nhân tạo; điều trị thuốc chống ung thư, phẫu thuật tim mạch với chi phí từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng... Đặc biệt, BHYT chi trả đến 30% cho các trường hợp điều trị bệnh hiếm, trong khi quỹ BHYT ở hầu hết các nước trên thế giới chưa chi trả.

Quỹ BHYT đã chi trả gần 3.000 tỷ đồng chi phí KCB BHYT cho HSSV, trong đó có rất nhiều em mắc các bệnh nan y, mạn tính như điều trị suy thận bằng chạy thận nhân tạo; điều trị thuốc chống ung thư, phẫu thuật tim mạch với chi phí từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng...

Thực tế vẫn cho thấy, dù BHYT HSSV là bắt buộc nhưng hiện vẫn còn khoảng 6% HSSV chưa tham gia BHYT. Phó Tổng giám đốc Phạm Lương Sơn cho rằng, nguyên nhân bởi hiện vẫn còn tỷ lệ nhỏ SV các trường trung cấp, CĐ, ĐH từ năm thứ hai trở lên chưa tham gia BHYT. Ở độ tuổi này, với tâm lý chủ quan về sức khỏe nên nhiều em chưa nhận thức được việc tham gia BHYT là rất cần thiết cho chính mình và cộng đồng, không thực hiện nguyên lý là bảo hiểm khi trẻ khỏe để thụ hưởng khi ốm đau bệnh tật.

“Đây là điều mà chúng tôi đang suy nghĩ và trăn trở để tìm giải pháp, bởi HSSV là một trong các nhóm đối tượng có mục tiêu phấn đấu phải đạt nhanh tỷ lệ bao phủ 100% theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước”, vị Phó Tổng giám đốc chia sẻ.

Ngoài ra, theo ông Sơn, “khoảng trống” này còn có lý do là HSSV ngoài tham gia tại nhà trường còn có thể tham gia theo các nhóm đối tượng khác như hộ gia đình, đối tượng nghèo, cận nghèo, thân nhân lực lượng vũ trang… nên có thể chưa được thống kê vào nhóm BHYT HSSV.

Một thực tế hiện nay cũng được lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ ra là sự không đồng đều về cơ sở vật chất, nhân lực, trình độ của y tế cơ sở tại các vùng miền, địa phương có lúc không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, tạo nên rào cản. Điều này cần sự chung lưng đấu cật của các cơ quan liên quan để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân.

“Theo quy định, mỗi cơ sở giáo dục phải có tối thiểu 1 cán bộ y tế có đủ chứng chỉ hành nghề KCB nhưng khá nhiều trường không đạt được và đó là rào cản khiến cơ quan BHXH không đủ cơ sở để cấp nguồn kinh phí CSSKBĐ cho trường học. Điều này có phần làm giảm sức hấp dẫn, tác động đến nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, đến cha mẹ học sinh, khiến có lúc, có nơi tỷ lệ tham gia BHYT HSSV giảm”, Phó tổng giám đốc Phạm Lương Sơn dẫn chứng.

Nâng cao nhận thức, hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Phải khẳng định rằng, việc phát triển BHYT HSSV những năm vừa qua đã có sự tiến bộ vượt bậc. Để đạt kết quả trên, theo ông Sơn trước hết ở nhận thức của những người làm công tác BHYT cho HSSV là cơ quan BHXH đến các cơ sở giáo dục và đặc biệt là nhận thức của các bậc phụ huynh, HSSV… đã được nâng cao.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác BHYT HSSV, đảm bảo phát triển cả số lượng cũng như tính bền vững qua các năm, theo Phó Tổng giám đốc Phạm Lương Sơn, trước hết, chúng ta phải giữ vững và nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, người dân nói chung, các bậc cha mẹ nói riêng về ý thức trách nhiệm cũng như lợi ích khi tham gia BHYT để tham gia thường xuyên.

“Đến lúc nào đó cần đưa chương trình giáo dục về an sinh xã hội nói chung, BHXH, BHYT nói riêng vào chương trình giáo dục trong nhà trường. Giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các em là điều hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, phải hướng tới sự hài lòng của người bệnh, của các nhóm đối tượng tham gia BHYT khi KCB tại các cơ sở y tế, trong đó có HSSV”, ông Sơn chia sẻ.

Ngoài ra, theo Phó Tổng giám đốc Phạm Lương Sơn, ngành BHXH cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thực hiện chính sách thông qua cải cách hành chính, chuyển mạnh sang tinh thần phục vụ; đẩy mạnh tuyên truyền qua nhiều hình thức, để tất cả mọi người trong xã hội đều hiểu rằng việc thực hiện chính sách, tham gia BHYT không chỉ là trách nhiệm đối với cá nhân mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng, với xã hội.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.