Béo bụng gây ung thư, đột quỵ và nhiều bệnh nguy hiểm khác

Ảnh minh họa từ Internet
Ảnh minh họa từ Internet
TPO - Chất béo nội tạng được gọi là “chất béo gây bệnh” vì các chất béo bao quanh tất cả các cơ quan chính ở bụng, như tim, gan, phổi, dạ dày và ảnh hưởng xấu đến các cơ quan này. Dư thừa chất béo vùng bụng có thể dẫn đến tử vong.

Mô mỡ, thường được gọi là chất béo, là một mô liên kết lỏng lẻo được tạo thành từ các tế bào mỡ. Chất béo được tập trung chủ yếu ở 5 phần khác nhau của cơ thể.

• Chất béo dưới da - Hiện diện bên dưới da.
• Chất béo nội tạng - Hiện diện xung quanh các cơ quan nội tạng.
• Chất béo tủy xương- Có trong tủy xương.
• Chất béo cơ bắp - Chất béo trong cơ bắp.
• Chất béo ở ngực

Chất béo thường vô hại, là nơi lưu trữ năng lượng dưới dạng và giữ nhiệt cơ thể. Chất béo vùng bụng có thể chia làm 2 loại: Chất béo dưới da và chất béo nội tạng, chất béo nội tạng nguy hiểm hơn. Chất béo dưới da dễ nhìn thấy và loại bỏ, nhưng chất béo nội tạng thì không.

Chất béo nội tạng được gọi là “chất béo gây bệnh” vì các chất béo bao quanh tất cả các cơ quan chính ở bụng, như tim, gan, phổi, dạ dày và ảnh hưởng xấu đến các cơ quan này. Dư thừa chất béo vùng bụng có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực của chất béo vùng bụng tới sức khỏe.

1. Tăng khả năng viêm nhiễm
Chất béo nội tạng tạo ra các các phân tử gây viêm nhiễm trực tiếp đi vào gan.Điều này gây ra nhiều phản ứng viêm và kích thích nội tiết tố trong cơ thể.Những người có nhiều chất béo nội tạng dễ bị viêm nhiễm, nội tiết tố bị phá vỡ và ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ thể.

2. Tiểu đường type 2
Những người có chất béo vùng bụng dư thừa có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn. Điều này là do chất béo nội tạng đóng một vai trò quan trọng trong kháng insulin.Sở thích ăn các loại thực phẩm có lượng đường cao khiến mức đường và insulin trong máu tăng lên, các tế bào của cơ thể sẽ lấy đường và insulin để tạo ra năng lượng.

Lâu dần, các tế bào của cơ thể quen với sự tăng đột biến này và ngừng hấp thu đường và insulin. Điều này làm tăng lượng đường trong máu và kháng insulin.

3. Bệnh tim mạch và đột quỵ
Chất béo nội tạng tạo ra một số phân tử protein có hại cho cơ thể. Một số các phân tử này có xu hướng gây co thắt mạch máu dẫn đến tăng huyết áp.Như chúng ta đã biết về tình trạng viêm do chất béo nội tạng tạo ra, hai chất này kết hợp lại có thể làm tắc nghẽn động mạch.
Nếu bạn là người có rất nhiều chất béo vùng bụng và bạn quan sát thấy sự gia tăng chất béo trung tính, huyết áp và mức cholesterol, bạn nên thay đổi lối sống.

4. Tăng huyết áp:
Huyết áp tăng lên khi lượng đường trong máu và mức insulin tăng lên trên mức bình thường. Khi chúng ta ăn thức nhiều đường, dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu cùng với lượng hormon insulin để chuyển đổi đường thành năng lượng, gây ra cao huyết áp.

5. Trầm cảm:
Như chúng ta đã biết, chất béo nội tạng được gọi là “chất béo gây bệnh” vì nó tác động tiêu cực đến cơ thể của chúng ta.Nghiên cứu đã chứng minh rằng mỡ bụng làm giảm hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh, làm thay đổi nội tiết tố. Sự mất cân bằng này dẫn đến thay đổi tâm trạng và nếu không được điều trị có thể dẫn đến trầm cảm.

6. Mất ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác
Nhiều chất béo ở vùng bụng và cổ có thể dẫn đến ngủ ngáy to và ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là trường hợp người bệnh ngừng thở một vài lần trong đêm do chất béo lắng đọng xung quanh phổi và đường hô hấp gây khó thở.

Chứng ngưng thở làm gián đoạn giấc ngủ cá nhân khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ và ủ rũ cả ngày, đôi khi dẫn đến thiếu ngủ hoàn toàn.

7. Mất trí nhớ và bệnh Alzheimer:
Những người béo bụng dễ bị mất trí nhớ và mắc bệnh Alzheimer hơn những người có bụng nhỏ hơn. Cân nặng của cơ thể tương đương với khối lượng não ít hơn, có nghĩa là, khi bạn già đi, chức năng của não sẽ giảm.

Hormone leptin được giải phóng bởi các tế bào mỡ có tác dụng phụ trên các tế bào não, ảnh hưởng tới khả năng học tập, trí nhớ và sự thèm ăn. Do đó, bụng càng lớn, bạn càng có nhiều khả năng bị suy giảm chức năng não.

8. Ung thư:
Cytokine được giải phóng bởi các tế bào mỡ nội tạng có thể gây ung thư ở các tế bào khỏe mạnh, nguy cơ cao hơn ở phụ nữ sau mãn kinh. Điều này là do quá trình sản xuất estrogen trong buồng trứng dần dần suy giảm khiến cho các tế bào mỡ trở thành nguồn sản xuất estrogen chính.

Đối với những phụ nữ thừa cân, nhiều hormon được các tế bào mỡ tạo ra, có thể gây ra các khối u vú ác tính ở phụ nữ. Đàn ông dễ bị mắc các loại ung thư như ung thư đại trực tràng.

Chất béo nội tạng rất khó để loại bỏ, bạn cần bỏ nhiều công sức và thực hiện chế độ ăn lành mạnh nghiêm ngặt.

• Ăn thức ăn lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng, chuyển sang các phương pháp nấu ít chất béo, như nướng, luộc, hấp và chọn thực phẩm một cách khôn ngoan.
• Tập thể dục thường xuyên để loại bỏ chất béo nội tạng, tập luyện toàn thân trong 30 phút để giảm chất béo. Nếu bạn không thể làm điều đó, tập bước đi nhanh có thể giúp loại bỏ mỡ bụng.
• Hormon cortisol được tiết ra khi bạn gặp căng thẳng là nguyên nhân làm tăng lượng chất béo nội tạng. Do đó dể hạn chế cơ thể thể sản xuất hormone cortisol bạn nên tập thiền và yoga.
Nếu nhận thấy vòng eo lớn hơn 38 inch, bạn nên đến gặp bác sĩ tư vấn để thay đổi lối sống lành mạnh, có lợi cho sức khỏe hơn.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.