Bệnh nhân mắc COVID-19 làm cách nào để được bác sĩ ở Mỹ hỗ trợ điều trị?

0:00 / 0:00
0:00
Khoa Hồi sức tích cực - chống độc người lớn đang điều trị bệnh nhân
Khoa Hồi sức tích cực - chống độc người lớn đang điều trị bệnh nhân
TPO - Bệnh nhân tại Việt Nam thông qua hệ thống TeleHealth của Mỹ để kết nối với các chuyên gia. Khi được lập hồ sơ bệnh lý, bác sĩ sẽ hỗ trợ và tư vấn rõ ràng cho bệnh nhân.

Ngày 30/8, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM đồng chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang tổ chức tọa đàm trực tuyến “Kinh nghiệm thực tiễn chữa trị bệnh nhân COVID-19 tại Mỹ - Thành lập nhóm bác sỹ tư vấn từ xa cho F0 tại Đồng Nai và Tiền Giang”.

Theo các chuyên gia, việc lựa chọn tập trung hỗ trợ cho Đồng Nai và Tiền Giang thời điểm này là thiết thực, kịp thời và rất có ý nghĩa khi hai tỉnh này nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành có số ca nhiễm mới trong ngày nhiều nhất cả nước và việc điều trị F0 tại nhà mới được áp dụng tại Tiền Giang, chưa được áp dụng tại Đồng Nai.

Ông Lê Quang Trung - Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết hiện nay tỉnh có khoảng 23.000 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 400-500 bệnh nhân nặng và hơn 200 người tử vong. Thông qua buổi tọa đàm ông mong muốn hai bên tập trung vấn đề trao đổi kinh nghiệm trong khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân.

Bệnh nhân mắc COVID-19 làm cách nào để được bác sĩ ở Mỹ hỗ trợ điều trị? ảnh 1

PGS.BS Đoàn Đào Viên phát biểu tại tọa đàm

Tại tọa đàm trực tuyến, PGS.BS Đoàn Đào Viên - Đại học Y khoa Riverside, Đại học California, Giám đốc Đoàn Y tế Samari Nhân Lành cho rằng, những bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 nên được tư vấn từ xa. Tư vấn từ xa sẽ giúp cho bệnh nhân có thể điều trị tại nhà, tránh lan ra thêm trong cộng đồng. Nhân viên y tế sẽ được an toàn hơn.

“Việc chăm sóc bệnh nhân mới và theo dõi bệnh nhân cũ đòi hỏi phải có số lượng nhân viên y tế rất lớn. Theo tôi được biết, các bác sĩ làm việc trong các bệnh viện dã chiến, có người cả tháng chưa được về thăm gia đình. Cuộc chống dịch này vẫn còn dài, tôi e rằng sức chịu đựng của các bạn đồng nghiệp không thể kiên trì lâu dài được” – ông Viên chia sẻ.

Với mong muốn thành lập nhóm bác sỹ hỗ trợ tư vấn từ xa cho Đồng Nai và Tiền Giang, ông Đoàn Đào Viên cho hay, Đoàn dùng hệ thống TeleHealth của Mỹ để kết nối với bệnh nhân tại Việt Nam qua mạng internet. Hệ thống này bảo đảm sự riêng tư của bệnh nhân. Những bệnh nhân nào có điện thoại thông minh chỉ cần ấn vào link sẽ kết nối được ngay với bác sĩ. Khi được lập hồ sơ bệnh lý, bác sĩ sẽ tư vấn rõ ràng cho bệnh nhân. Khi xong sẽ cho bệnh nhân tái hẹn trong 2-4 ngày. Khả năng tư vấn có thể từ 200-300 bệnh nhân trong 4 giờ/ngày.

Bệnh nhân mắc COVID-19 làm cách nào để được bác sĩ ở Mỹ hỗ trợ điều trị? ảnh 2

Các y bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới hợp sức cứu chữa bệnh nhân

“Để cho chương trình này được thành công, Đoàn cần có một tổ chức tình nguyện tại địa phương hỗ trợ. Tổ chức này sẽ giúp giới thiệu bệnh nhân cho đoàn. Giúp chuyển những bọc thuốc miễn phí theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và Sở Y tế địa phương. Những bệnh nhân nào cần máy đo SpO2 sẽ được cung cấp và khi cần máy thở oxy thì tổ chức này giúp đưa đến tận nhà cho bệnh nhân, hoàn toàn miễn phí. Nếu trong lúc chờ đợi tái khám, bệnh nhân trở nặng thì bệnh nhân có thể gọi tổ chức này và được tiếp trợ ngay” - PGS.BS Đoàn Đào Viên cho biết.

Phân tích về những trường hợp chuyển nặng, PGS.BS Lý T.Lương - Đại học Y Loma Linda, California, Hoa Kỳ - chuyên gia bệnh truyền nhiễm, bác sĩ Uỷ ban Đánh giá tiêu chuẩn Bệnh viện Hoa Kỳ cho rằng khi xâm nhập vào cơ thể, SARS-CoV-2 dùng cơ cấu bên trong tế bào để sinh sôi nảy nở.

Lúc này, virus sẽ hủy hoại các tế bào trong người và tạo ra các cytokin. Những cytokin này làm cho các nội tạng bị viêm, sưng, kích thích giữ trụ nước, đặc biệt là ở phổi, thận, gan, não, và làm rối loạn đông máu, dẫn đến tắc mạch, huyết khối nhất là tại phổi. Cytokin tạo ra những triệu chứng như: Nóng sốt, khó thở, thiếu oxi, suy thận, viêm gan, đông mạch máu, trúng gió, mất đi khả năng ngửi hay nêm nếm, tiêu chảy, mê man, đau bắp thịt hay xương cốt. Đặc biệt là những người có bệnh nền như: cao huyết áp, bệnh tim, phổi, thận, tiểu đường hay tuổi tác cao.

Các loại thuốc điều trị COVID-19 là nhắm vào những tác hại gây ra từ sự lan tràn của cytokin này. Sau 10 ngày đến hai tuần, virus sẽ bị cơ thể khống chế, nhưng tác hại của nó sẽ kéo dài lâu hơn, nhiều khi cả vài tháng.

Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Nguyễn Trác Toàn cho biết, kiều bào ở Bờ Tây nước Mỹ đã quyên góp, gửi về trong nước hơn 300.000 USD, 255 máy thở, trợ thở cùng nhiều trang thiết bị, vật tư y tế với giá trị lên tới gần một triệu USD. Bà con cũng có nhiều hoạt động khác như viết thỉnh nguyện thư đề nghị Mỹ hỗ trợ vắc-xin cho Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.