Bệnh khớp: Sát thủ thầm lặng

TP - Đang ngày càng nhiều người mắc các bệnh liên quan đến khớp, tổn thương sụn khớp, thoái hoá khớp… làm mất khả năng vận động. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều không phát hiện ra cho đến khi bệnh nặng và tìm đến bác sĩ.
EX Max (cải tiến đột phá từ JEX) chứa dưỡng chất sinh học Peptan có tỷ lệ a xít amin tối ưu, tác động mạnh mẽ đến sụn khớp và xương dưới sụn.

Dễ tổn thương, khó phát hiện

Sụn và xương dưới sụn là thành phần chính yếu trong cấu tạo khớp, giúp con người duy trì chức năng vận động. Suốt quá trình phát triển và thoái hóa, hai thành phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau, chỉ cần một trong hai bị tổn thương sẽ tác động xấu đến thành phần còn lại, khiến thoái hóa khớp diễn ra nhanh và nặng nề hơn.

Trong cấu tạo khớp, sụn bao bọc lấy đầu xương như miếng đệm, ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau để khớp vận động dễ dàng. Xương dưới sụn là phần nằm ngay bên dưới sụn, có tác dụng hỗ trợ chống sốc, giảm áp lực cho khớp, cung cấp một phần dinh dưỡng, thúc đẩy sự chuyển hóa tại sụn.

Sự lão hóa tự nhiên cùng các tác động cơ học làm sụn và xương dưới sụn mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và hủy hoại, bị thoái hóa dẫn tới thoái hóa khớp. Lúc này, bề mặt sụn bị bào mòn, bong tróc không bảo vệ được các đầu xương, chà xát vào đầu xương dưới sụn. Khi sụn hư hại, xương dưới sụn lập tức biến đổi cấu trúc, hình dạng. Đầu tiên là xuất hiện tổn thương vi thể, tiếp đến hình thành hốc xương rỗng và đặc xen kẽ nhau, nhất là tại các khớp chịu lực lớn như gối, cột sống...

Giai đoạn nặng, xương dưới sụn phản ứng mạnh lại bằng cách hình thành nên các gai xương, chúng cọ vào các đầu mút dây thần kinh làm người bệnh đau đớn kéo dài. Tình trạng xương dưới sụn lồi lõm, gồ ghề, mọc gai ảnh hưởng tới việc hỗ trợ chịu lực và cung cấp dinh dưỡng cho sụn, làm sụn nhanh thoái hóa hơn.

Tình trạng mất cân bằng giữa sản sinh và hủy hoại tế bào sụn và xương dưới sụn diễn ra ngay từ sau tuổi trưởng thành, tăng nặng theo thời gian. Tuy nhiên, quá trình này diễn biến âm thầm, hầu như không có dấu hiệu nhận biết khiến việc phát hiện bệnh gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, đau nhức xương khớp do thoái hóa dễ bị nhầm lẫn với đau nhức do sinh hoạt, người bệnh thường bỏ qua hoặc tự chữa trị không đúng cách làm lu mờ triệu chứng bệnh, khi phát hiện thì sụn và xương dưới sụn đã tổn thương nặng khiến khả năng hồi phục thấp, thậm chí tàn phế vĩnh viễn.

Cần tăng cường khả năng vận động

Trước đây, các bệnh liên quan đến khớp thường khó chữa, là một trong những thách thức của y học; vì thế, gần như người bệnh chấp nhận sống chung và dùng giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên, mới đây, sự can thiệp của ngành sinh học phân tử tế bào đã  đưa ra những giải pháp trong phòng và điều trị thoái hóa khớp. Cụ thể là các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và đưa tinh chất Peptan, một loại peptit có tác dụng cung cấp acid amin bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp.

Kết quả nghiên cứu lâm sang tại Mỹ cũng cho thấy, tại sụn, Peptan giúp tăng 3,2 lần lượng collagen tuýp II (chất căn bản của sụn khớp) và 3,6 lần lượng Aggrecan (thành phần tham gia cấu tạo sụn khớp và dịch khớp) chỉ sau 8 ngày sử dụng. Đồng thời, Peptan còn bảo vệ và phục hồi xương dưới sụn đáng kể bằng cách kích thích các tế bào tạo xương (tạo cốt bào) cạnh tranh với các tế bào tiêu xương (hủy cốt bào), làm tăng mật độ xương một cách hiệu quả. Từ đó Peptan giúp giảm đau từ gốc nên an toàn, cải thiện rõ rệt các triệu chứng đơ cứng, sưng nhức.

 Tuy nhiên, cùng với bổ sung dưỡng chất hỗ trợ sụn khớp thì tập thể dục, vận động được xem là một trong những giải pháp làm chậm quá trình thoái hoá khớp mà càng lớn tuổi chúng ta càng khó tránh khỏi.

 TS-BS Đặng Hồng Hoa Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV E Hà Nội