Bên trong 'siêu' đô thị bị quy hoạch treo gần 30 năm giữa lòng Sài Gòn
TPO - Dự án khu đô thị Bình Quới- Thanh Đa được UBND TPHCM phê duyệt từ năm 1992. Tuy nhiên đến nay, qua nhiều lần thay đổi quy hoạch, các nhà đầu tư thì hơn 3.000 hộ dân ở bán đảo Bình Quới Thanh Đa vẫn đang sống với nghề nông, buôn bán nhỏ và… chờ đợi ngày được đền bù giải tỏa.
Dự án khu đô thị Bình Quới- Thanh Đa được xây dựng trên bán đảo Thanh Đa ở quận Bình Thạnh.
Nhiều năm trước, khi Thủ Thiêm rục rịch giải tỏa và hiện nay trở thành khu đô thị mới thì bán đảo Thanh Đa vẫn án binh bất động cho đến ngày nay.
Khởi động dự án khu đô thị Bình Quới Thanh Đa được UBND TPHCM phê duyệt từ năm 1992 và quy hoạch 1/5.000 được phê duyệt 2 năm sau đó.
Vào năm 2004, dự án được giao cho Tổng công ty đia địa ốc Sài Gòn (RESCO) nhưng rồi vì năng lực của RESCO yếu, khả năng tài chính có hạn và cũng không kêu gọi được nguồn vốn đầu tư nên đã bị ách tắc kéo dài.
6 năm sau, năm 2010 UBND TPHCM thu hồi dự án của RESCO, rồi tiếp tục giao cho Tập đoàn Bitexco thực hiện đồ án quy hoạch 1/2.000 với mục tiêu biến toàn bộ diện tích bán đảo thành một khu đô thị.
Theo quy hoạch 1/2.000 ở năm 2010 thì bán đảo Thanh Đa là một khu đô thị hiện đại kết hợp sinh thái, trùm lên toàn bộ phường 28, quận Bình Thạnh, có cầu bắc qua sông Sài Gòn, với quy mô dân số khoảng 41.000-50.000 người, số tiền đền bù dự kiến là 23.000 tỉ đồng.
Cuối năm 2015, liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC (công ty trong lĩnh vực bất động sản ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất) được UBND TPHCM chỉ định là nhà đầu tư dự án khu đô thị Thanh Đa- Bình Quới, với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 30.000 tỉ đồng.
Thời gian thực hiện dự án trong 50 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng.
Tuy nhiên đến giữa năm 2017, TP.HCM thông báo, Công ty Emaar Properties PJSC xin rút khỏi dự án này.
Công ty Emaar Properties PJSC xin rút lui vì nhiều lý do, trong đó có nêu là không đủ kiên nhẫn để chờ đến lúc được bàn giao đất đã giải phóng mặt bằng.
Ngày 15/11/2018 UBND TPHCM lại có văn bản gửi Sở kế hoạch Đầu tư TPHCM yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Tập đoàn Tân Hoàng Minh để tổng hợp, báo cáo và có kiến nghị đề xuất.
Theo phương án Tân Hoàng Minh đưa ra doanh nghiệp này sẽ xây dựng Khu đô thị Bình Quới- Thanh Đa trở thành một khu đô thị mang tầm vóc khu vực châu Á và quốc tế bằng việc áp dụng các thiết kế thông minh nhất, đẹp nhất, tiện ích nhất đã được xây dựng ở các nước như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu và Khu vực Bắc Mỹ...
Để đảm bảo thực hiện và triển khai dự án thành công, doanh nghiệp này sẽ thành lập một liên danh và một tập đoàn bất động sản, tài chính quốc tế hàng đầu châu lục để đảm bảo thu xếp đầy đủ tài chính cùng những năng lực cần thiết để thực hiện toàn bộ dự án trong thời gian dự kiến 12-15 năm.
Hiện tại, hơn 3.000 hộ dân với 45.000 nhân khẩu ở bán đảo Bình Quới Thanh Đa vẫn đang sống với nghề nông, buôn bán nhỏ và… chờ đợi.
Hơn 28 năm quy hoạch treo, bán đảo Bình Quới Thanh Đa đã trở về vạch xuất phát ban đầu, tức là đang chờ TPHCM xây dựng phương án tổ chức đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư.
Bán đảo Bình Quới Thanh Đa được vây quanh bởi sông Sài Gòn và kênh đào Thanh Đa.
Nằm cách Thảo Điền một con sông nhưng hai dự án là hai số phận khác nhau.
Một phần diện tích của phường 27 và toàn bộ diện tích phường 28 nằm trong quy hoạch dự án phát triển đô thị từ năm 1992.
Thế nhưng từ đó đến nay, dự án nay vẫn... tồn tại trên giấy, người dân vẫn tiếp tục đợi chờ.
TPO - “Chúng ta cứ học xong, thực tập 18 tháng rồi căn cứ trên hồ sơ, giấy tờ thì cấp chứng chỉ hành nghề. Vì vậy, không đánh giá được chất lượng của các bác sĩ khi ra trường sẽ hành nghề thế nào”, theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
TPO - Theo kết luận của UBND TPHCM, nhiều nội dung tố cáo ông Lê Minh Tấn, nguyên giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Sở LĐTB&XH) TPHCM là không có cơ sở.
TPO - Trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19 hiện nay, các cơ quan chức năng và địa phương của Việt Nam và Trung Quốc đang phối hợp để tạo điều kiện cho các thương nhân, doanh nghiệp Trung Quốc đến tỉnh Bắc Giang thu mua vải thiều, khi mùa thu hoạch đã bắt đầu.
TPO - Người dân vô cùng bức xúc về việc dự án Nhà ở xã hội (NƠXH) dành cho công nhân tại xã Nội Hoàng (huyện Yên Dũng, Bắc Giang) san lấp, xây đè tường bê tông lên kênh thoát nước khiến nhiều hộ gia đình bị ngập lụt khi mưa lớn, cũng như tự ý rào tôn bịt tuyến đường khu vực.
TPO - Nhiều khách sạn, trụ sở công ty doanh nghiệp (DN) tại TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà) đã được xây dựng trên đất quốc phòng nhiều năm nay và không phù hợp với quy hoạch chung của thành phố này.
TPO - Trước tình trạng người dân đứng xếp hàng xuyên đêm để có thể lấy số làm hồ sơ đất đai, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu Văn phòng Đăng ký đất đai Khánh Hòa khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ nguyên nhân.
TPO - Kiểm tra thực trạng khu đất mà người mẫu Ngọc Trinh công bố trên mạng xã hội đã mua để làm homestay, gây xôn xao dư luận hơn 10 ngày qua, đoàn liên ngành TP Bảo Lộc phát hiện nhiều công trình xây dựng không phép.
TPO - UBND tỉnh Thanh Hóa giao Công an tỉnh chỉ đạo các phòng chức năng và công an cấp huyện, cấp xã đấu tranh và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, trục lợi thông qua việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án trên địa bàn tỉnh.
TPO - Hiện tại, cơ quan thuế vẫn đang tính tiền chậm nộp theo quy định là 0,03%/ngày đối với Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega. Đến ngày 24/5, số tiền phạt chậm nộp đối với 2 doanh nghiệp này đã lên hơn 150 tỷ đồng.
TPO - Bộ Xây dựng lưu ý, việc cải tạo, sửa chữa trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp phải đảm bảo ổn định cấu trúc không gian, không xây dựng xen cấy công trình và làm biến dạng công trình kiến trúc Pháp nguyên gốc.
TPO - Yên Bái sẽ có Khu đô thị mới (KĐTM) Yên Ninh tại phường Yên Ninh và xã Văn Phú, TP Yên Bái, phía Tây giáp đường nối đường QL37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, có diện tích đất lập quy hoạch khoảng 124 ha và dân số khoảng 8.508 người.
TPO - Giữa bối cảnh dòng vốn từ trái phiếu và tín dụng bị "siết", các chủ đầu tư bất động sản (BĐS) thận trọng hơn trong việc mở rộng quỹ, cân nhắc phương án cắt giảm ngân sách và hướng đến việc hợp tác phát triển dự án với các đối tác có nguồn tiền dồi dào, hay các nhà phát triển nước ngoài để cải thiện nguồn vốn.