Ritani, công ty bán lẻ kim cương trực tuyến, là một trong những thương hiệu kim cương nổi tiếng có nhà máy sản xuất đặt tại thành phố New York. Đây cũng là nhà máy kim cương lớn nhất tại Mỹ thuộc sở hữu của Tập đoàn Julius Klein.
Kim cương trước khi đến nhà máy là những khối thô chưa được cắt tỉa. Những viên kim cương màu vàng trong hình đang được đưa vào kiểm tra.
Để tạo ra những viên kim cương giá trị nhất từ đá thô, từng mảnh nhỏ của chúng được kiểm tra, thăm dò, tạo ra phiên bản 3D để phân tích nguồn gốc.
Sau đó, chúng được cắt tỉa trước khi tạo hình. Các công nhân sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những lỗ hổng và trọng lượng viên đá.
Một số viên đá sẽ được cắt thành 2 viên riêng biệt. Cách cắt viên kim cương như thế nào sẽ phụ thuộc vào thị trường.
Theo Keeney, kim cương tròn và hạt đá mang phong cách công chúa vẫn là những sản phẩm bán chạy nhất.
Chất lượng và giá của một viên kim cương phụ thuộc vào 4 yếu tố lààu sắc, cách cắt tỉa, độ trong suốt và trọng lượng carat.
Sau khi viên đá được xác định hình dáng cần cắt, nó được chuyển đến máy cắt bằng laser để tạo ra một vết cắt chính xác nhất. Quá trình này kéo dài 3 giờ do việc cắt chính xác ngay một lần đòi hỏi quy trình tỉ mỉ.
Tiếp đó, những viên kim cương đã cắt sẽ được chuyển đến phòng chế tác. Ở đây, các nghệ nhân sẽ cắt gọt cẩn thận để tạo ra một kiệt tác.
Kim cương được đặt trong một dụng cụ có tên là "tang" giữ cho nó luôn sáng bóng. Các "tang" này sau đó sẽ được mang đến một đĩa quay phủ đầy bụi kim cương.
Các nghệ nhân có thể đặt kim cương vào đĩa bằng tay hoặc dùng máy khuôn để đẩy kim cương từ các "tang" vào đĩa quay bụi kim cương, khiến cho bề mặt kim cương luôn lấp lánh.
Việc cắt tỉa kim cương có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào kích cỡ, hình dáng và toàn bộ quá trình đánh bóng. Một viên kim cương tròn có thể có tới 58 mặt cắt, tạo ra độ lấp lánh tối đa.
Những viên kim cương quý hiếm và giá trị nhất thế giới có thể cần tới một năm để cắt tỉa và chế khắc.
Sau khi quá trình cắt và làm bóng hoàn thành, kim cương tiếp tục được đưa đến các máy đánh bóng các góc cạnh và đảm bảo hình dạng của chúng.
Sau quá trình làm bóng cuối cùng, kim cương được kiểm tra kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn GIA của Mỹ trước khi được cấp giấy chứng nhận.