TPO - Khu tập thể cũ 3 tầng có tuổi đời gần 50 năm ngay sát mặt đường Lê Hồng Phong (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội) hiện lên nhếch nhác, xập xệ với những mảng tường bong tróc lộ lõi sắt han gỉ, mái ngói xô lệch, thủng vỡ... khiến nhiều người dân nơi đây luôn sống trong cảnh thấp thỏm, lo âu.
Khu nhà tập thể 3 tầng của tổ dân phố 13 (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội) có diện tích khoảng 1ha, nằm ngay mặt đường Lê Hồng Phong, gồm 4 dãy nhà A, B, C, D với tổng số gần 200 hộ dân hiện đang xuống cấp trầm trọng.
Dãy A, B, C được xây dựng từ những năm 1976 – 1978 với phần mái được lợp ngói, riêng dãy nhà D được xây dựng sau đó 10 năm với 3 tầng mái bằng.
Theo người dân nơi đây, khu nhà tập thể đã trải qua gần 5 thập kỷ, nên kết cấu hạ tầng đã ọp ẹp, mục dần theo thời gian, khu tập thể xuống cấp khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, luôn sống trong thấp thỏm vì lo sợ khu nhà có thể sập bất cứ lúc nào nhất là những lúc thời tiết mưa bão ập đến.
Tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của khu tập thể cũ 3 tầng trên đường Lê Hồng Phong đã diễn ra từ lâu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân.
Theo ghi nhận của PV, khu tập thể 3 tầng ngay sát mặt đường Lê Hồng Phong hiện lên nhếch nhác, xuống cấp trầm trọng.
Nhiều mảng tường đã nứt vỡ, bong tróc, các cột nhà lộ rõ phần lõi sắt han rỉ.
Dù là ban ngày nhưng khu vực cầu thang luôn trong tình trạng thiếu ánh sáng.
Khu vực cầu thang lên các dãy nhà đều vỡ nát, che chắn tạm bợ trông rất nhếch nhác.
Phần cót ép trần nhà mục mát, rơi vỡ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Người dân mang cả xe máy, xe đạp lên hành lang khu tập thể...
Trao đổi với PV, bà D., sống ở tầng 3, tòa A khu tập thể cho hay: “Ở giữa Thủ đô nhưng nhiều khi không bằng ở nông thôn. Nhà sắp sập rồi nhưng đến nay cũng chưa thấy tiến triển gì trong việc xây dựng. Cũng đã họp với cư dân nhiều lần rồi. Nhà đầu tư họ vào đề xuất phương án xây mới thì chỉ còn một số hộ dưới tầng 1 và đằng dãy D xây sau cùng của 4 toà ở khu này họ không đồng ý. Bây giờ tường cũng lở hở ra vôi cát, trần nứt vỡ lòi cả cốt sắt”, bà D. nói.
Theo bà D., gia đình đã nhiều lần tự bỏ tiền ra sửa chữa nhưng tình hình không cải thiện được. "Nhà tôi gần đây đã tự sửa chữa 3 lần rồi. Trên là ngói, hễ mưa là dột đi lại phải đội nón. Nước dột từ trên xuống rất khổ, có những ngày mưa lớn nước dột hôi hám vô cùng. Nếu dự án làm nhanh những người như tôi may mắn được ở thêm vài năm ở nhà mới còn không như bây giờ thì quá khổ nhếch nhác. Sinh hoạt đời sống hiện đại mà mấy người ở trong nhà được vài chục m2 thiếu thốn không gian. Tôi và nhiều người ở đây bây giờ rất mong họ đập đi xây lại chứ không phải sửa chữa để càng sớm càng tốt khu này được xây mới, các ông các bà còn được hưởng tuổi già”, bà D. mong muốn.
Nhiều hộ dân trên tầng 3 phải sống trong cảnh mưa dột khi mái ngói tại đây bị sô lệch, thủng mái.
Theo các hộ dân ở đây, từ năm 2017 đến nay, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai, chủ đầu tư được UBND TP.Hà Nội giao thực hiện lập quy hoạch chi tiết 1/500 dự ái cải tạo, xây dựng lại khu tập thể 3 tầng đường Lê Hồng Phong và chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức hội họp để lấy ý kiến của nhân dân trong khu tập thể này nhưng đến nay chưa đạt được thỏa thuận.
Một số hộ dân cho rằng, nhà đầu tư cần tăng hệ số đền bù, đền bù phần đất lấn chiếm, tăng tiền hỗ trợ tái định cư, được chọn tòa nhà tái định cư; hỗ trợ di chuyển, miễn phí dịch vụ trong vòng 5 năm và tăng tiền thuê nhà tạm cư…
Được biết, từ năm 2016, Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng (Sở Xây dựng Hà Nội) đã có báo cáo kết quả khảo sát sơ bộ về hiện trạng chất lượng công trình xây dựng trong đó kết luận khu tập thể 3 tầng này ở mức 3 tình trạng nguy hiểm, tồn tại khuyết tật, hư hỏng có thể dẫn đến phá huỷ kết cấu. Do đó, đơn vị kiến nghị đưa vào diện ưu tiên khảo sát, đánh giá chi tiết ngay, cần có biện pháp khoanh vùng nguy hiểm và chống đỡ.
Ông Phạm Đình Tuyên, Chủ tịch UBND phường Nguyễn Trãi cho biết, từ năm 2017, UBND phường cũng đã có kế hoạch quy hoạch và lên phương án đền bù giải phóng mặt bằng, cải tạo lại khu tập thể cũ 3 tầng trên đường Lê Hồng Phong (quận Hà Đông). Tuy nhiên, đến nay việc triển khai các phương án vẫn còn gặp nhiều vướng mắc vẫn chưa thống nhất được hết 100% các chủ sở hữu. Chủ yếu vẫn là vướng cơ chế đền bù và hài hòa lợi ích giữa các bên.
Theo ông Tuyên, song song với việc thỏa thuận đền bù với người dân khu nhà tập thể, UBND TP.Hà Nội, Sở Xây dựng đã giao Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội kiểm định chi tiết, làm căn cứ cải tạo lại khu nhà này để đẩy nhanh tiến độ nhưng chưa biết đến bao giờ?
TP - Ngày 14/4, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thống nhất siết quản lý nhập cảnh, tìm kiếm các nguồn vắc-xin, chuẩn bị phương án đầu tư sản xuất nếu thử nghiệm thành công vắc-xin nội.
TPO - Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng tại các nút giao thông trọng điểm nhưng hiện nay nhiều hầm đường bộ, cầu vượt trên địa bàn Thủ đô lại chưa phát huy hết hiệu quả.
TPO - Dù quá thời hạn gần 2 tháng để xử lý sai phạm tại công trình “khủng” cao 9 tầng xây trái phép trên đất trồng cây ở thôn Đồi Vua (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), nhưng đến nay công trình vẫn "chình ình", khiến nhiều người lo ngại sẽ có thêm cao ốc sai phạm 8B Lê Trực thứ hai của Hà Nội.
TPO - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, trong quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, như: Việc ban hành chính sách pháp luật về phát triển đô thị còn chậm so với yêu cầu, chưa phủ hợp với thực tiễn; Lập quy hoạch đô thị chưa đồng bộ, đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội không theo kịp tốc độ phát triển, nhu cầu đầu tư dự án phát triển đô thị, nhà ở…
TPO - Trong báo cáo vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hà Nội đề nghị Thủ tướng cho phép đơn vị này báo cáo các nội dung liên quan tới việc UBND quận Ba Đình cấp giấy phép xây dựng có 4 tầng hầm cho nhà ở riêng lẻ tại 15 phố Sơn Tây (phường Điện Biên) trực tiếp với tổ kiểm tra của Thanh tra Chính phủ.
TPO - Ngày 13/4, Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai cho biết, đã có văn bản đề nghị các tổ chức, cá nhân của 4 trang tin điện tử đính chính thông tin chưa chính xác về dự án quy hoạch khu dân cư thôn Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, Gia Lai).
TPO - Thường trực HĐND thành phố Hà Nội vừa có công văn đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo rà soát, báo cáo thực trạng quỹ nhà biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn.
TPO - Đoàn kiểm tra của UBND thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đề nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND xã Sơn Đông, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thị và nguyên Đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã Sơn Tây do để xảy ra những sai phạm về đất đai, xây dựng tại công trình khủng 9 tầng "mọc" trên đất trồng cây ở thôn Đồi Vua.
TP - Sau hơn 2 tháng vào cuộc kiểm tra tính chất, mức độ vi phạm của vụ việc doanh nghiệp đổ hàng chục nghìn khối đất đá lấn 16.000m2 vịnh Bái Tử Long, mới đây, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Quảng Ninh đã đưa ra đề nghị xem xét kỷ luật một số quan chức cấp xã. Tuy nhiên, môi trường vẫn chưa được hoàn nguyên.
TPO - Ngày 13/4, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã có thông báo công bố danh sách các dự án nhà ở thương mại tại Đà Nẵng cho phép và không cho phép tổ chức, cá nhân người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.
TP - Mới đây, Hội Kiến trúc sư Việt Nam có văn bản gửi Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đề nghị bảo tồn Cung Thiếu nhi cũ cạnh Hồ Gươm sau khi Hà Nội khởi công xây dựng Cung Thiếu nhi mới. Nhiều chuyên gia lo ngại, khu “đất vàng” này sẽ bị nhồi dự án cao ốc giống như nhiều ô đất khác ở Hà Nội thời gian qua.