Bé 7 tháng chưa biết ngồi, có phải còi xương?

Ảnh minh họa: Visualphotos.com.
Ảnh minh họa: Visualphotos.com.
Bé nhà em 7 tháng, nặng 8 kg, cao 69 cm, có gầy và thấp so với tiêu chuẩn không? 7 tháng rồi nhưng bé chưa ngồi vững, chưa mọc răng, chưa biết trườn hay bò gì cả. 

Cháu ra mồ hôi trộm rất nhiều, nhất là khi ngủ và khi bú, chưa thấy dấu hiệu rụng tóc vành khăn. Bé có bị còi xương không? Hôm nào em cũng cho cháu ăn 1/3 hộp sữa chua thì có nhiều không? Bé đã ăn được váng sữa hay phô mai chưa, nếu được thì nên ăn như thế nào? Cháu uống sữa ngoài, nếu cố cho uống thì khóc, chỉ bú sữa mẹ và ăn bột (mỗi ngày 2 lần). Chế độ ăn của cháu như vậy có ổn không thưa bác sĩ? (Ngọc Ninh)

Trả lời

Chào bạn,

Theo chuẩn, bé trai 7 tháng nặng 8,3 kg, cao 69,2 cm, bé gái nặng 7,6 kg, cao 67,3 cm. Như vậy, hiện cân nặng và chiều cao của bé trong giới hạn bình thường. Các biểu hiện như chưa mọc răng, ngồi chưa vững, chưa biết trườn bò, nhiều mồ hôi trộm... khiến tôi nghĩ nhiều đến khả năng bé đang trong tình trạng thiếu canxi, đe dọa còi xương.

Khẩu phần ăn tháng tuổi này cần 500 ml sữa và 3 bữa bột ăn dặm. Nếu bạn có đủ sữa thì vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ, chỉ ăn thêm sữa công thức khi mẹ đi làm hoặc không đủ sữa. Bột thì nấu mỗi bữa gồm 20 g bột gạo + thịt 20 g (hoặc cá, trứng, tôm, cua… ) thay đổi trong ngày + rau xanh và dầu mỡ. Cho bé ăn thêm sữa chua và phomai có thể bổ sung thêm canxi khi bé ăn không đủ sữa. Sữa chua khoảng 50 g một ngày và nên cho ăn sau bữa ăn chính ít nhất 30 phút.

Phomai bạn có thể cho vào cháo hoặc bột buổi sáng. Lúc đầu bạn cho thử một ít rồi tăng dần vì cho nhiều ngay từ đầu có khi bé chưa quen. Khi cho phomai, bạn có thể bớt một ít thịt và dầu mỡ kẻo ngậy quá bé không chịu ăn. Bé cần được bổ sung thêm canxi, vitamin D, kẽm theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc bé luôn phát triển tốt.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.