'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội

Hôm nay, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đặt dải phân cách bê tông sau vụ xe 7 chỗ lao từ cầu cạn xuống đất. Tuy nhiên, trên công trình được đánh giá hiện đại nhất thủ đô này còn nhiều đoạn được xem như "bẫy" ôtô.

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 1 Sau tai nạn ôtô 7 chỗ rơi từ đường trên cao Vành đai 3 đoạn qua quận Hoàng Mai (Hà Nội) xuống đất, có nhiều tranh cãi liên quan đến việc thiết kế góc chuyển tiếp từ làn dừng đỗ khẩn cấp sang làn xe chạy. Thực tế, quanh nút giao Vành đai 3 trên cao xuống Pháp Vân - Giải Phóng ít nhất có 3 đoạn phần góc chuyển tiếp làn đường được thiết kế vuông góc.

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 2 Tuy nhiên, chỉ có điểm đối diện với phố Trần Huy Bích (Hoàng Mai, Hà Nội) được thiết kế thuận chiều xe chạy. Nhiều tài xế cho rằng đây là cái bẫy đối với phương tiện, đặc biệt đi vào ban đêm.

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 3 Để tránh tai nạn tương tự, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang sử dụng dải phân cách bằng bê tông, sơn phản quang, đặt theo hình vòng cung để chắn trước lối dẫn đến góc vuông chuyển tiếp làn đường.

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 4 Dải phân cách bị ôtô đâm bắn tung đã được đổ bê tông lại...

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 5 ...dự kiến hôm nay, việc lắp lan can bằng thép tại điểm xảy ra tai nạn sẽ xong.

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 6 Từ dưới mặt đất nhìn lên, đoạn góc chuyển tiếp làn đường tương tự làn đường cụt. Khoảng cách từ góc cụt này đến mặt đất khoảng 5 m. Ôtô 7 chỗ đã lao xuống từ độ cao này, tài xế tử vong, chiếc xe biến dạng.

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 7 Một phần bê tông từ lan can che chắn trên cầu bị ôtô 7 chỗ đâm rơi xuống đường. Thời điểm tai nạn, dưới phố Trần Huy Bích không có người qua lại, nên không gây thêm thiệt hại.

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 8 Cách góc vuông chuyển tiếp khoảng 100 m có cột đèn báo hướng rẽ và báo hiệu làn đường cấm, tuy nhiên nhiều tháng qua đã bị hư hỏng nặng.

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 9 Trước khi tới góc vuông chuyển tiếp làn đường, cách đó cả trăm mét là những vạch sơn và gờ giảm tốc để cấm phương tiện đi vào. Nhưng nhiều đường sơn đã bị mờ và rất khó quan sát nếu đi vào buổi tối.

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 10 Cách vị trí tai nạn hơn 100 m cũng có một góc chuyển tiếp làn được được thiết kế tương tự, tuy nhiên điểm này ngược chiều xe chạy nên ít khả năng gây nguy hiểm cho các phương tiện.

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 11

Đoạn đối diện với bến xe Nước Ngầm, theo hướng đi Pháp Vân cũng có một điểm thiết kế góc chuyển tiếp làn đường vuông góc. Điểm này ngược chiều xe chạy nên ít gây nguy hiểm cho các phương tiện. Trả lời PV về những bất cập này, lãnh đạo Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư dự án đường Vành đai 3 trên cao) cho biết, khi xây cầu đã tính đến các phương án thi công đảm bảo an toàn, trong có cách làm giật cấp, làm chéo và làm như hiện nay. Để đảm bảo nhiều yếu tố thi công, an toàn, nhà thầu đã tư vấn làm theo phương án hiện tại. Vị này cũng cho rằng, sau khi rời nhánh dẫn lên đường trên cao, tài xế không nhập vào làn đường chính mà đi thẳng rồi đâm vào lan can là do đi ẩu. "Nếu trong trạng thái bình thường, không thể đâm vào lan can rơi khỏi đường trên cao được, bởi đoạn đường này đã có chỉ dẫn không cho phép xe chạy và được chiếu sáng đầy đủ”, ông khẳng định.

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 12 Ngoài các góc vuông chuyển tiếp, đường trên cao Vành đai 3 còn có nhiều ụ bê tông rơi vãi, gây nguy hiểm cho các phương tiện.

'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội ảnh 13

Tại lối dẫn từ trên cầu cạn xuống đường Pháp Vân có một hố thụt sâu vài chục cm và rộng hơn 20 cm. Dự án cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam Vành đai 3 Hà Nội do Ban Quản lý dự án Thăng Long là đại diện chủ đầu tư. Tư vấn thiết kế và giám sát là Công ty Tư vấn Phương Đông của Nhật Bản, liên kết với Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải của Việt Nam, Công ty Tư vấn châu Á Thái Bình Dương và Viện Khoa học Công nghệ giao thông vận tải. Dự án được đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 10/2010 đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội. Tuyến đường trên cao này dài 15 km, nối với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến Cầu Mai Dịch, chạy qua 3 quận Hoàng Mai, Thanh Xuân và Cầu Giấy. Đường được xây dựng theo tiêu chuẩn cao tốc đô thị, gồm 4 làn cao tốc, tốc độ thiết kế 100 km/h và 2 làn dừng khẩn cấp. Đây được đánh giá là một trong những tuyến hiện đại nhất thủ đô.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG