Bầu Giáo Hoàng - Kỳ cuối: Những tín hiệu đổi mới

Bầu Giáo Hoàng - Kỳ cuối: Những tín hiệu đổi mới
TP - Quả là chẳng ít những thách thức đối với Giáo hội. Và có lẽ Đức Giáo hoàng Jean Paul II đã làm được những việc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Giáo hội?

> Chuyện bầu Giáo Hoàng: Kỳ 1 - Người chứng kiến
> Lễ cầu nguyện cuối cùng của Giáo hoàng Benedict XVI

Gần 100 lời xin lỗi

Ngày 1-7-1995, trong đợt thăm viếng Tiệp Khắc, Đức Giáo Hoàng đã dừng lại ở Presov cúi đầu cầu nguyện cho 24 vị thánh đạo Tin lành bị những người Thiên chúa giáo tra tấn đến chết.

Khi Tổng thống Vaclav Havel thăm Vatican ngày 17-12-1999, Đức Giáo Hoàng đã xin lỗi về việc Giáo hội xử thiêu linh mục John Huss vào năm 1415.

Thập niên cuối của thế kỷ XX, đấng chăn chiên đứng đầu hành tinh đã làm được nhiều việc sáng danh khái niệm trong kinh nhật tụng thông dụng của người Công giáo là Ăn năn.

Năm 1992, Giáo Hoàng Jean Paul II chính thức công nhận Giáo hội đã sai lầm trong vụ án thiêu linh mục, nhà bác học Bruno năm 1600 do ông ủng hộ thuyết Nhật tâm. Năm 1998, Ngài chính thức xin lỗi một số quốc gia là nạn nhân của Giáo hội...

Người ta tính tổng cộng, trong thập niên cuối của thiên niên kỷ thứ hai, Đức Giáo Hoàng đã có 94 việc và lời xin lỗi. Xin lỗi hay ăn năn có lẽ cũng là dấu hiệu của lối hành xử khôn khéo và là tín hiệu đáng mừng của sự đổi mới vậy!

Bên đời đã vô khối sự khốn sự khó thì bên đạo cũng chả kém những lao đao? Nhọc nhằn thay công việc của các đấng chăn chiên! Chả những nhọc nhằn mà cả hệ luỵ nữa...

Tại Roma có hai nhà báo kiêm nhà văn là Carl Bernisstein và Marco Poloti có hơn 20 năm chuyên viết về Vatican và Giáo Hoàng mấy năm trước đã cho ra đời cuốn sách dày cộp mà bán khá chạy. Sách được dịch ra tiếng Việt với cái tên Giáo Hoàng Jean Paul II và lịch sử bị che đậy trong thời đại của chúng ta.

Tôi chắc sách đó chỉ mới là một phần sự thật về nỗi nhọc nhằn của những đấng chăn chiên phải gánh vác sứ mệnh của Thiên chúa khi mà đời sống chính trị thế giới có biết bao biến động khó lường. Tôi không biết cuốn này có “ghê’’ bằng cuốn của nhà viết tiểu thuyết Hylạp Roisdis?

Những câu chuyện nửa sử nửa đồn

Ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam chúc mừng Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
Ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam chúc mừng Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.
 

Câu chuyện sau đây tôi được đọc trong tạp chí Interpol mà một tờ báo của ta đã dịch lại. Nhà văn Rosdis có cuốn sách kể về cuộc đời một cô gái tên là Janna sinh tại thành phố Mexe nước Pháp.

Janna xinh đẹp rất thông minh. Janna đã được một thầy tu người Anh nhận làm con nuôi. Chả phải đợi lúc người cha nuôi qua đời Janna mới bắt đầu gắn bó cuộc đời mình với nhà thờ mà ngay từ tấm bé được nuôi nấng và được thở hít bầu không khí của nhà thờ.

Thông minh ngoan đạo lại có tính cách mạnh, Janna dần dà cải trang nam giới và dần trở thành một vị chăn chiên - linh mục Joann, cha Joann! Thông minh, uyên bác, lại có năng khiếu hùng biện, cha Joann đã nổi danh là người có khả năng tranh luận xuất sắc về thần học và ngày càng có uy tín trong Giáo hội.

Tới Roma, cha Joann hoàn toàn sánh ngang với những quan chức ít ỏi của Toà thánh đặc biệt là khả năng soạn thảo những văn bản hành chính cũng như tôn giáo.

Cha còn tham gia giảng dạy thần học tại trường Dòng Thánh Martin. Bằng uy tín và đức độ, năm 888 cha Joann đã giành được thiện cảm của các Hồng Y Toà thánh và trở thành Giáo hoàng Joann VI. Ở ngôi Giáo Hoàng hai năm, Joann VI đã làm lễ đăng quang cho Hoàng đế Ludovic, bổ nhiệm 14 giám mục, xây dựng 5 nhà thờ và viết 3 cuốn sách...

Trớ trêu thay, Joann đã phải lòng một tu sĩ luôn ở bên cạnh với tư cách là một cố vấn đắc lực của Giáo Hoàng. Rồi Joann mang thai... Tấm áo choàng thùng thình đã giúp Joann che kín được cái thai oái ăm ấy.

Nhưng một lần đi mục vụ xa vì mục đích từ thiện, cha Joann bất ngờ ngất xỉu vì một cơn đau bụng và kết quả là bà đã sinh hạ được một bé trai bụ bẫm! Khi đó bà đã ở ngôi Giáo Hoàng tròn 3 năm... Người kế nhiệm bà là Giáo hoàng Nicolas I.

Các nhà sử học cũng như Toà thánh đã quyết tâm xoá khỏi trí nhớ của thiên hạ điều xấu hổ được coi là vô tiền khoáng hậu nhất của lịch sử Giáo hội bằng cách: Lẽ ra Giáo hoàng kế nhiệm phải đặt tên là Joann IX nhưng Hội đồng Hồng Y thống nhất vẫn gọi Nicolas I bằng Giáo hoàng Joann XIII! Bởi họ không công nhận sụ tồn tại của Giáo hoàng “Joann tiền nhiệm’’!

Nghe nói khi đề cập sự thật khủng khiếp ấy trong cuốn sách đó, nhà văn Roisdis đã bị rút phép thông công không được đến nhà thờ nữa!

Những chuyện nửa sử nửa đồn thổi ấy trong lịch sử dài dặc về vị chủ chăn của Giáo hội đại loại như thế thì còn phải đôi hồi. Nhưng nhỡn tiền trong năm 2013 Thiên Chúa giáng sinh, một sự kiện vô tiền khoáng hậu của Giáo hội Công giáo là Giáo Hoàng Benedict XVI đầu năm nay công khai từ chức đã khiến cả bên Đạo lẫn Đời choáng váng!

Chưa biết Giáo Hoàng Gioan Phaolo II Wojtyla và Benedict XVI vị nào ấn tượng hơn vị nào trong nhiệm kỳ gian khó nhọc nhằn của mình? Động thái từ chức từ nhiệm ấy đều là tín hiệu là dấu mốc của sự đổi mới trong Giáo hội Công giáo trong một trật tự thế giới đã quá nhiều đổi thay?

Việc từ nhiệm dũng cảm ấy dường như thoát xác khỏi khuôn khổ của những đồn thổi đại loại Giáo Hoàng Benedict XVI năng lực chăn chiên yếu kém. Hoặc giả ngài không muốn xếp mình vào danh sách những nhịp tim quá tải bởi gánh nặng trần thế của những đấng như Phaolo I, Phaolo VI và gần nhất là Gioan Phaolo II Wojtyla người Ba Lan?

Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (bìa phải)
Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (bìa phải).

Có lẽ chỉ ít bữa nữa, Đức Hồng Y Gioan Baotixi Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh sẽ lên đường sang Roma dự lễ bầu Giáo Hoàng mới.

Và có lẽ đây là lần thứ hai Hồng Y Phạm Minh Mẫn tham dự việc bầu Giáo Hoàng. Bởi tháng 4-2005, ngài lần đầu sang Roma với tư cách Hồng Y dự mật nghị bầu Giáo Hoàng sau sự kiện Giáo Hoàng Gioan Phaolo II về hầu Chúa.

Khác với các Hồng Y người Việt trước đó, Hồng Y Phạm Minh Mẫn quê ở Hòa Thành, Cà Mau từng tu nghiệp ở nước ngoài nhiều năm. Ngài lấy bằng Tiến sĩ về giáo dục ở ĐH Loyola (Los Angeles, Mỹ) từ năm 1968-1971.

Ngày 21-10-2003, Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã chính thức phong tước hiệu Hồng Y Linh mục tại nhà thờ Thánh Giutino tại Roma sau khi đức cha Mẫn được vào danh sách Hồng Y ngày 28-9-2003.

Dịp mừng xuân Quý Tỵ, với cương vị chủ chăn, ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn có bài giảng rất súc tích nhằm hướng đến đời sống tròn đầy Hồng Ân Đức tin trước những thách đố của cuộc sống gian khó.

Tuổi cao (sinh năm 1934) nhưng theo luật Giáo hội, ngài vẫn đủ tiêu chuẩn để nằm trong danh sách mật nghị bầu Giáo hoàng. Ngoài ra ngài còn được tham gia vào bất cứ mật hội nào do Đức Thánh Cha triệu tập về vấn đề nào đó của Giáo hội.

Không rõ tháp tùng ngài có một phụ tá như cha Franxico Xavier Nguyễn Văn Sang 35 năm trước không nhỉ?

2-2013

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.