Bất động sản Đồng Nai: tiềm năng và cơ hội

0:00 / 0:00
0:00
Sở hữu vị trí chiến lược và đang được đầu tư mạnh mẽ về hệ thống giao thông, hệ thống tiện ích cũng như hạ tầng đô thị, tỉnh Đồng Nai đang đang dần trở thành một điểm sáng trên thị trường bất động sản Việt Nam. Các chuyên gia dự báo giai đoạn sắp tới là thời kỳ vàng son của thị trường bất động sản Đồng Nai.
Bất động sản Đồng Nai: tiềm năng và cơ hội ảnh 1

Khu công nghiệp Sông Mây trở thành điểm “nóng” thu hút các nhà đầu tư BĐS trong thời gian gần đây.

Điểm tựa hạ tầng

Năm 2020 vừa qua, nền kinh tế tỉnh Đồng Nai tăng trưởng khá tốt dù cũng chịu tác động của dịch Covid -19. Cụ thể, tổng thu nhập sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 4,58% so với năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.980 USD. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,2%, trong đó ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,2% trong khi tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng 5,5% so với cùng kỳ, đạt 182 ngàn tỷ đồng.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, năm 2020 tỉnh thu hút đầu tư đạt 29 ngàn tỷ đồng, bằng 290% kế hoạch năm, bằng 85% so với cùng kỳ. Trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1,2 tỷ USD, bằng 120% kế hoạch năm; xuất siêu khoảng 4,3 tỷ USD.

Đặc biệt, năm 2020 Đồng Nai tiếp tục là tâm điểm của nhiều dự án tầm cỡ quốc gia. Cụ thể, bên cạnh sân bay quốc tế Long Thành đã khởi công, Đồng Nai còn có các dự án lớn như đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết, Biên Hòa – Vũng Tàu, kéo dài metro Bến Thành – Suối Tiên đến Biên Hòa, metro Thủ Thiêm – sân bay Long Thành hay dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây…

Ngoài ra, nhiều tuyến giao thông huyết mạch nối các tuyến tỉnh lộ với đường cao tốc, kết nối với cảng hàng hóa và sân bay quốc tế Long Thành cũng đang được triển khai rầm rộ như ĐT 767, ĐT 769, đại lộ Bắc Sơn – Long Thành… Các dự án này được kỳ vọng sẽ giúp hệ thống giao thông Đồng Nai trở nên hoàn chỉnh và trở thành đầu mối giao thông quan của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bất động sản Đồng Nai: tiềm năng và cơ hội ảnh 2

Khu vực ngã ba Trị An, huyện Trảng Bom.

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Phú Cường, sự phát triển của Đồng Nai không đơn thuần là chỉ phục vụ riêng cho Đồng Nai mà còn tác động đến vùng và cả nước. Do đó, toàn tỉnh phải quyết tâm đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI vào cuộc sống, khắc phục bằng được những hạn chế về hạ tầng không theo kịp sự phát triển của tỉnh. Từng sở, ngành, địa phương, đặc biệt là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần gương mẫu, quyết liệt chỉ đạo đảm bảo khối lượng công việc đề ra, coi trọng hiệu quả công việc.

Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cũng nhận định: “Chưa khi nào Đồng Nai có điều kiện thuận lợi để đầu tư đồng bộ và hiện đại cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển như hiện nay. Bởi đây đã được xác định là nhiệm vụ đột phát của tỉnh và của Trung ương giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo”.

Các phát biểu của cho thấy quyết tâm của các lãnh đạo cao nhất của tỉnh Đồng Nai nhằm đưa tỉnh này trở thành một trung tâm kinh tế lớn liền kề TPHCM.

Bất động sản hưởng lợi

Sự phát triển của kinh tế, hạ tầng Đồng Nai đang thổi luồng gió mới vào thị trường bất động sản. Nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước như Novaland, Tín Nghĩa, Đất Xanh, PN Holding, Keppel Land, Swan City… đều đang săn tìm quỹ đất và triển khai dự án tại Đồng Nai khiến thị trường trở nên sôi động.

Đặc biệt, bên cạnh thành phố Biên Hòa – thủ phủ của tỉnh Đồng Nai – các khu vực như Trảng Bom hay Long Thành đang nổi lên như những “điểm nóng” mới. Ông Nguyễn Phúc Nam, Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn PN Holding, nhận định: “Trảng Bom giàu tiềm năng vì giáp ranh với thành phố Biên Hòa, là đô thị đông dân thứ 2 của Đồng Nai và được xem là trung tâm công nghiệp, logistic mới của tỉnh. Bốn khu công nghiệp lớn của Trảng Bom là Sông Mây, Bàu Xéo, Hố Nai, Giang Điền đang hoạt động rất nhộn nhịp kéo theo nhu cầu nhà ở rất lớn. Trong khi đó, Long Thành cũng có tiềm năng tốt khi sân bay quốc tế được xây dựng tại đây. Nhu cầu nhà ở và giao thương chắc chắc cũng sẽ tăng theo khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động”.

Bất động sản Đồng Nai: tiềm năng và cơ hội ảnh 3

Các dự án liền kề Khu công nghiệp có quy hoạch bài bản được nhiều nhà đầu tư săn đón.

Đồng tình với ông Nam, một số chyên gia cũng cho rằng Trảng Bom, Biên Hòa đã xuất hiện cơ hội đầu tư bất động sản rõ nét do cư dân đông, công nghiệp – dịch vụ phát triển nhanh. Còn Long Thành cũng giàu tiềm năng nhưng nhà đầu tư nên xác định đầu tư dài hạn hơn. Bởi thời gian xây dựng sân bay, hệ thống hạ tầng kết nối đồng bộ và đi vào hoạt động cần phải có thời gian.

Theo kế hoạch giai đoạn 2020-2025, huyện Trảng Bom sẽ trở thành thị xã Trảng Bom. Điều này mở ra cho Trảng Bom cơ hội để tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, thu hút vốn đầu tư vào các dự án phát triển đô thị hiện đại.

Một dự án nổi bật là khu đô thị thương mại PNR Estella có diện tích 32,8ha tọa lạc ngay trong khu đô thị - công nghiệp Sông Mây có quy mô lên đến 473ha. Đây là dự án quy mô lớn bậc nhất tiên phong triển khai tại khu vực Trảng Bom, bao gồm hơn 2.000 shophouse, nhà phố liên kế và hệ thống tiện ích cao cấp với mục tiêu phát triển thành một đô thị phức hợp cao cấp với đầy đủ dịch vụ nhằm thu hút cư dân và lực lượng doanh nhân, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao trong các khu công nghiệp tại Trảng Bom đến vui chơi, giải trí và mua sắm.

Theo giới kinh doanh bất động sản, nhu cầu đầu tư và sở hữu nhà ở tại Đồng Nai đang tăng mạnh. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng tìm hiểu pháp lý và tiềm năng dự án thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Những dự án nằm trong các khu dân cư hiện hữu hay liền kề khu công nghiệp sẽ đảm bảo tính thanh khoản tốt hơn và có thể ở hay khai thác kinh doanh được ngay. Bởi trước nhu cầu tăng cao của thị trường, không ít dự án bán hàng trên giấy và khi xảy ra sự cố thì khách hàng luôn chịu thua thiệt.

MỚI - NÓNG