Bảo vật bằng đá thời nhà Mạc tiết lộ thân thế trạng nguyên Giáp Hải

Bảo vật bằng đá thời nhà Mạc tiết lộ thân thế trạng nguyên Giáp Hải
TPO - Bia hộp đá đồi Cốc thuộc xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang có từ thời nhà Mạc là  bảo vật quý giá của quốc gia. Đây là hiện vật gốc độc bản, liên quan đến danh nhân tiêu biểu thời nhà Mạc: trạng nguyên Giáp Hải.
Bảo vật bằng đá thời nhà Mạc tiết lộ thân thế trạng nguyên Giáp Hải ảnh 1

Đền thờ trạng nguyên Giáp Hải ở đồi Cốc, Dĩnh Trì là nơi lưu giữ bảo vật quốc gia.

Bảo vật bằng đá thời nhà Mạc tiết lộ thân thế trạng nguyên Giáp Hải ảnh 2

Bia hộp đá được phát hiện tại làng Cốc, xã Dĩnh Trì năm 1998. Bia được tạo tác từ thế kỉ XVI dưới thời nhà Mạc, là hiện vật quý, mang nhiều giá trị lịch sử. Bia có hình như cuốn sách nên còn được gọi là "bia đá sách".

Bảo vật bằng đá thời nhà Mạc tiết lộ thân thế trạng nguyên Giáp Hải ảnh 3

Bia gồm hai phần, phần bia và phần nắp đậy ôm khít vào nhau. Phần nắp đậy có chiều cao là 72 cm, chiều rộng 49 cm và chiều dày 16cm, phần thân bia khắc hình họa cuốn mang đậm nét đặc trưng phong cách nghệ thuật đời Mạc. Bia đá được chôn theo mộ thân phụ của trạng nguyên Giáp Hải. Ban đầu, mộ được đặt ở Như Thiết, nay là xã Hồng Thái, Việt Yên. Sau đó, mộ được chuyển về núi Cốc Lâm, xã Dĩnh Trì. Nội dung trên bia đá là do Trạng nguyên soạn, trong đó có nhiều thông tin về thân thế của ông.

Bảo vật bằng đá thời nhà Mạc tiết lộ thân thế trạng nguyên Giáp Hải ảnh 4

Chữ trên bia bay bướm, họa tiết hoa văn đạt trình độ tinh xảo. Bia hộp là một loại sách đá mang tính đặc trưng xuất hiện rất ít ở Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XV và thế kỷ XVI. Tính đến nay cả nước mới có khoảng 12 tấm bia ở loại hình này.

Bảo vật bằng đá thời nhà Mạc tiết lộ thân thế trạng nguyên Giáp Hải ảnh 5

Bản tiếng Hán của bia hộp đá

Bảo vật bằng đá thời nhà Mạc tiết lộ thân thế trạng nguyên Giáp Hải ảnh 6

Nội dung bản dịch

Bảo vật bằng đá thời nhà Mạc tiết lộ thân thế trạng nguyên Giáp Hải ảnh 7

Bia đá đồi Cốc thời Mạc tại đền thờ Giáp Hải là hiện vật mang tính tiêu biểu, độc đáo, là cổ vật có giá trị về lịch sử, văn hóa khoa học. Ngày 25/12/2017, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.

Bảo vật bằng đá thời nhà Mạc tiết lộ thân thế trạng nguyên Giáp Hải ảnh 8

Năm 1998, trong một lần cải tạo, nâng cấp đường thôn, trưởng thôn Cốc Hà Thành Duy (trong ảnh) phát hiện một phiến đá hình chữ nhật. Nhìn phiến đá cổ khắc đầy chữ Hán, người dân tò mò, bàn tán cho rằng đó là mộ cổ có chứa nhiều báu vật. Có người không giữ được bình tĩnh hô hào anh em họ hàng dùng cuốc xẻng đào lên, hy vọng kiếm được "món hời". Ông Duy ra sức can ngăn, sau khi phân công trách nhiệm trông coi hiện trường cho công an viên và một số trưởng ban ngành khác trong thôn, ông liền vội vã đạp xe đi báo chính quyền xã. Cùng ngày, đại diện chính quyền huyện Lạng Giang và cán bộ Bảo tàng tỉnh Bắc Giang có mặt, phát hiện đó là tấm bia có từ thời nhà Mạc liên quan đến trạng nguyên Giáp Hải. Sau đó, ông Duy đã giữ gìn cổ vật suốt mười năm, trước khi cổ vật được đưa lên lưu giữ tại đền Giáp Hải.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

'Ba nhất' về các đỉnh núi Lai Châu

'Ba nhất' về các đỉnh núi Lai Châu

Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.