Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề xuất bốn nhóm giải pháp Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có nêu ý kiến cần bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người.

Tại "Hội thảo Văn hóa năm 2022: Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa" vừa qua, ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm nhận định, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt, góp phần chấn hưng, quảng bá, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa các cộng đồng DTTS.

Tính hiệu quả trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đã tạo nên hiệu quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, hình thành tư tưởng, tình cảm, tinh thần trong đời sống tinh thần của các DTTS và góp phần vào sự phát triển chung của địa phương, vùng và đất nước.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực, trong bối cảnh hiện nay, văn hoá các DTTS đang đứng trước những biến đổi rất sâu sắc, bị mai một lai căng mất dần bản sắc đặt ra những thách thức to lớn trong bảo tồn và phát huy giá trị.

Ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm chỉ ra một số biểu hiện như mai một, biến mất của một số thành tố vốn là bản sắc văn hóa tộc người, quá trình tiếp biến văn hoá đã làm xuất hiện quan niệm, lối sống và nhiều yếu tố văn hóa lai căng, không lành mạnh trong các DTTS, đặc biệt là ở giới trẻ; yêu cầu giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các DTTS ngày càng trở nên cấp bách trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh các thách thức này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng cho rằng các cơ quan hoạch định cần có những đánh giá đa chiều, dài hạn, khoa học và khách quan về những tác động của các chính sách, chương trình, đề án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với sự biến đổi, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá các DTTS để có giải pháp phù hợp.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới ảnh 1

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nêu bốn nhóm giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản các dân tộc thiểu số.

Từ thực trạng và thách thức bảo tồn di sản văn hóa các DTTS, ông Thanh Hà Niê K’Đăm nêu bốn nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS trong bối cảnh mới. Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng đã xác định nhiều quan điểm, chủ trương lớn, mang tính đột phá để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Trong đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các DTTS là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có tính đột phá.

Trước hết cần tiếp tục đổi mới nhận thức trong công tác hoạch định chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các DTTS. Cần chú trọng nâng cao nhận thức, năng lực, chất lượng lập pháp của Quốc hội về văn hóa; xem văn hóa là mục tiêu, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá của quá trình phát triển. Trong quá trình hoạch định chính sách cần xác định đúng các mục tiêu văn hóa cần đạt được và đánh giá đầy đủ tác động văn hóa trước khi ban hành các chính sách, pháp luật, cũng như quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

“Việc bảo tồn và phát huy văn hóa các DTTS nhất thiết phải được đặt trong môi trường sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng, thực sự phát huy vai trò của cộng đồng trong tổ chức các hoạt động cộng đồng phát huy hiệu quả thực sự của các thiết chế văn hóa.

Có chính sách phát huy vai trò của chủ thể văn hóa tới sự bảo tồn và phát triển bền vững. Đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng chính sách về văn hóa, văn học, nghệ thuật, đặc biệt ngôn ngữ, chữ viết của các DTTS thích ứng với những tác động, yếu tố chủ quan và khách quan trong quá trình hội nhập phát triển”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nêu.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới ảnh 2

Có chính sách phát huy vai trò của chủ thể văn hóa tới sự bảo tồn và phát triển bền vững.

Nhóm giải pháp thứ hai là tiếp tục rà soát văn bản, thể chế hóa các chủ trương của Đảng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cộng đồng DTTS. Trong đó cần ưu tiên xây dựng Chiến lược tổng thể về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá các DTTS đặc sắc đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Từ đó có định hướng và căn cứ cho hoạch định và thực hiện các chính sách đầu tư, bảo vệ và phát huy giá trị di sản các DTTS.

Đổi mới công tác quản lý nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá DTTS, trong đó ông Thanh Hà Niê K’Đăm cho rằng Nhà nước cần quan tâm bố trí đủ nguồn lực cho các chương trình, dự án, đề án, nghiên cứu khoa học về bảo tồn văn hóa và nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn hóa vùng DTTS.

Nhóm giải pháp thứ tư tập trung vào đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS gắn kết với các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS. Nhà nước cần ưu tiên đầu tư, tổ chức thực hiện có hiệu quả Dự án 6: “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” và Dự án 9: “Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

“Cần tiếp tục cụ thể hóa các nội dung chính sách Bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 10.000 người) các dân tộc thiểu số tại các khu vực tái định cư dự án thủy điện liên thông, kết nối toàn diện với các chương trình, dự án có liên quan. Đây là chính sách cấp thiết có yêu cầu nội dung quan trọng và đặc thù cần có giải pháp cụ thể nhìn nhận trên bình diện nội dung chính sách và phương thức quản lý, tổ chức thực hiện, đầu tư”, ông Thanh Hà Niê K’Đăm nêu.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích tổ chức khóa tu mùa hè phù hợp, an toàn

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích tổ chức khóa tu mùa hè phù hợp, an toàn

TPO - Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị các địa phương, cơ sở tự viện tổ chức các khóa tu mùa hè cho thanh, thiếu niên Phật tử và học sinh dịp hè 2023, lưu ý chọn các cơ sở tự viện có đủ điều kiện cơ sở vật chất, lưu ý về số lượng khóa sinh tham gia phù hợp với điều kiện cơ sở tự viện.
Các đại biểu dự khai mạc lớp tập huấn. Ảnh Phan Định.

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quân đội làm công tác dân vận

TPO - Lớp bồi dưỡng nhằm trang bị tri thức, những kiến thức về dân tộc và công tác dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023, từ đó, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới.