Có 12 kết quả :

“Em bé Bảo Ninh” phụ vợ làm việc nhà

Gặp 'Em bé Bảo Ninh' bằng xương bằng thịt

TP - “Bên bờ Nhật Lệ/Dưới trời lửa khói/Em như cánh tên/Bay trên cồn cát/Rẽ gió xông lên/Cởi khăn quàng đỏ/Bọc đạn chuyển đi/Trận địa bom nổ/Khó khăn sá gì...”. Những vần thơ giản dị, ngắn gọn, súc tích ấy, cách nay hơn nửa thế kỷ đã thôi thúc tôi đi tìm “Em bé Bảo Ninh” – một thời là biểu tượng về lòng dũng cảm của bao lớp thanh thiếu niên trong những năm tháng đất nước quật cường đánh Mỹ.
Lê Văn Nghĩa trong ký ức bạn văn Hà Nội

Lê Văn Nghĩa trong ký ức bạn văn Hà Nội

TP - Lê Văn Nghĩa gần như cả đời cống hiến cho mảng văn chương, báo chí trào phúng. Bên cạnh đó, những truyện dài về học sinh Sài Gòn trước 1975 của ông đem đến một phong vị riêng do hàm lượng thông tin phong phú mà độc giả phía Bắc ít được tiếp cận. Rất tiếc ông chưa kịp dành nhiều thời gian cho mảng ghi chép về Sài Gòn xưa (trong đó phải kể đến Văn học Sài Gòn 1954-1975 những chuyện bên lề) thì đã qua đời vì bạo bệnh.
Tác giả “Nỗi buồn chiến tranh” tại Nghĩa trang Trường Sơn năm 2003. Ảnh: NGUYỄN ÐÌNH TOÁN

Nỗi buồn của Bảo Ninh

Tết nhất đương nhiên nên nói những chuyện tươi sáng nhưng câu chuyện của chúng tôi lại xoay quanh những chủ đề dễ mà vui buồn lẫn lộn như hòa giải dân tộc hoặc “người nổi tiếng nhất văn đàn” Nguyễn Huy Thiệp đang bệnh trọng… Hơn nữa, hớn hở dù sao cũng không phải tạng của tác giả “Nỗi buồn chiến tranh”.
Kỉ niệm thập kỉ 90 thế kỉ trước với tác giả “Huyền thoại phố phường”, “Chảy đi sông ơi”… Ảnh: Tư liệu DPV

Nguyễn Huy Thiệp: Trái tim ấy có đủ máu không?

TP - Thăm Nguyễn Huy Thiệp về, tôi gặp Bảo Ninh và Nguyễn Việt Hà. Nhà văn “Nỗi buồn chiến tranh” nói đi nói lại (như không chỉ cho tôi và anh Hà nghe): “Các người làm gì thì làm, cả nước này chỉ có một Nguyễn Huy Thiệp! Anh ấy là nhà văn tầm châu lục, không phải bệnh nhân bình thường. Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng có cuộc sống tốt hơn, tốt nhất".
Ơn giời, cuối cùng Bảo Ninh cũng chịu 'nhá hàng' tiểu thyết mới!

Ơn giời, cuối cùng Bảo Ninh cũng chịu 'nhá hàng' tiểu thyết mới!

TPO - Nhà văn được trọng vọng nhất, nhì văn đàn Việt, hẳn là Bảo Ninh. “Nỗi buồn chiến tranh” dù đã ra đời cách đây hơn 30 năm và liên tục gặt hái giải thưởng trong nước và quốc tế song “cha đẻ” của nó vẫn chùng chình chẳng chịu “sinh nở” tiếp. Nhưng trước thềm năm mới, Bảo Ninh đã chịu “nhá hàng” phần I trong cuốn tiểu thuyết mới của ông, mang tên “Đường về”.
Nỗi buồn chiến tranh được dịch và xuất bản ở Trung Quốc

Nỗi buồn chiến tranh bán chạy ở Trung Quốc

TP - Tiểu thuyết của nhà văn Bảo Ninh mới xuất bản ở Trung Quốc vào cuối tháng 3 năm nay, do NXB Văn nghệ Hồ Nam phối hợp Công ty CS- Booky- công ty phát hành sách tư nhân hàng đầu Trung Quốc thực hiện. Theo chia sẻ của dịch giả Hạ Lộ, tác phẩm đang bán rất tốt và nhận được đánh giá tích cực của nhiều nhà văn nổi tiếng Trung Quốc. 
Bảo Ninh: Thời tiết của ký ức

Bảo Ninh: Thời tiết của ký ức

TP - Có một buổi chiều muộn cuối thu, mưa sầm sập, cơ quan về hết, tôi đang ngồi trong căn phòng ẩm ướt của dãy nhà cấp bốn dưới giàn nho xác xơ cùng bao nhiêu ý nghĩ ẩm ướt và cũng xác xơ ở ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế. Chợt thấy bóng một người lúp xúp chạy từ ngoài cổng vào, tay cắp ô, vai đeo một cái túi gì dài. Tưởng bạn rượu nào, hóa ra giáo sư Hoàng Ngọc Hiến.