Bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài những vướng mắc cần tháo gỡ

Bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài những vướng mắc cần tháo gỡ
Mặc dù chính sách đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài là một chủ trương tốt của Chính phủ và cũng đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình không chỉ của người lao động mà của cả các doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài. Tuy nhiện vì đây là một chính sách mới nên cũng bộ lộ một số những vướng mắc gây khó khăn cho bản thân người lao động và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

Vậy đâu là những giải pháp có thể khắc phục được những hạn chế này. Những phân tích từ bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban môi trường đầu tư kinh doanh Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ cho cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

Trước tiên xin cảm ơn Bà Nguyễn Minh Thảo đã nhận lời tham gia bài phỏng vấn. Thưa bà NĐ 143/2018 của Chính phủ quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho LĐ nước ngoài có ý nghĩa như thế nào thưa bà?

Với quy định trong NĐ 143/2018 như vậy thì theo tôi đây là một cơ hội rất là tốt để chúng ta tạo ra một sự bình đẳng, tạo ra một sự công bằng đồng thời thu hút được người lao động có chất lượng cao đến việt nam để làm việc.  Mặc dù NĐ đến tận năm 2022 mới chính thức có hiệu lực tuy nhiên đến thời điểm này đã có nhiều DN đã thực hiện đóng bảo hiểm. Thì đây là một cơ hội tốt để tạo ra một môi trường kinh doanh rất là minh bạch, công bằng, bình đẳng. Đặc biệt tới đây khi áp dụng công nghệ 4.0 thì rất cần có những lao động có tay nghề cao như vậy. Thì đây là một chính sách tốt, thuận lợi để chúng ta có thể thu  hút được nhân tài từ nước ngoài về.  

Bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài những vướng mắc cần tháo gỡ ảnh 1
 

Thưa bà, quy định đóng bảo hiểm bắt buộc cho lao động nước ngoài là một chính sách tốt, tuy nhiên một số quy định lại đang gây ra những khó khăn cho người nước ngoài khi thực hiện chính sách này. Bà có thể chia sẻ cụ thể hơn về thực tế này?

 Vấn đề khó khăn vướng mắc ở chỗ là người nước ngoài khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tại Việt nam thì họ đã gặp phải rào cản khó khăn về ngôn ngữ.  Hơn nữa sau khi ban hành Nghị định 143/2018 thì cho đến nay cũng chưa có 1 thông tư nào được ban hành để hướng dẫn thực hiện nghị định này một cách cụ thể về quy trình thủ tục cũng như chính sách áp dụng cho người nước ngoài. Ví dụ như người nước ngoài khi làm việc tại việt nam nếu  bị ốm đau, tai nạn hay thai sản họ được hưởng quyền lợi y tế. Nhưng khi họ không làm nữa họ trở về nước thì theo quy định là sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Với người VN thì không vấn đề gì cả nhưng với người nước ngoài thì theo quy định phải sau 1 năm nghỉ việc họ mới được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Thì đây chính là một vướng mắc vì người nước ngoài họ không thể quay lại VN để hưởng quyền lợi này. Thì cũng rất cần một một thông tư chính sách hướng dẫn áp dụng riêng cho quy định nước ngoài.

Trước một số những khó khăn vướng mắc khi triển khai chính sách đóng bảo hiểm cho LĐ là người nước ngoài, theo bà cần có những giải pháp nào để có thể khắc phục được vấn đề này?

Theo tôi thì giải pháp ở chỗ ta cần tập trung nâng cao chất lượng thực thi các quy định. Và trước khi thực thi cũng cần phải tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính phát sinh từ quy định. Nếu chúng ta nhìn vào điều 15 về giải quyết các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động thì ta thấy là điều 15 dẫn chiếu đến hàng loạt các quy định khác ở trong Bộ Luật LĐ, trong Luật Bảo hiểm rồi dẫn chiếu đến cả Luật vệ sinh an toàn lao động .... hàng chục hàng loạt các điều khoản. Nếu như là cá nhân tôi đọc thì tôi thấy rất là rồi. Nghĩa là người LĐ VN đã rối rồi thì người LĐ nước ngoài họ còn rối đến đâu. Theo tôi giải pháp đầu tiên để thực hiện tốt thủ tục bảo hiểm cho người lao động nước ngoài thì chúng ta cần đơn giản bớt thủ tục hành chính, đơn giản bớt quy định của chúng ta. Cái thứ hai là chúng ta phải nâng cao chất lượng thực hiện các dịch vụ đi kèm cho người lao động. Đặc biệt là chúng ta phải nâng cao cái kỹ năng của các giao dịch viên, những người phụ trách các công việc thủ tục tại các cơ quan bảo hiểm. Để làm sao đó là những người có kỹ năng, hiểu biết đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, hướng dẫn tận tình chu đáo cho người lao động khi đến giải quyết chế độ. Làm sao phải loại bỏ được những nhân viên có thái độ thờ ơ, miễn cưỡng thậm chí nhũng nhiễu người dân.

Bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài những vướng mắc cần tháo gỡ ảnh 2  

Ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chúng ta cần phải làm gì nữa thưa bà?

Hơn nữa để hỗ trợ thêm cho việc nâng cao tính chuyên nghiệp dịch vụ bảo hiểm thì chúng ta tiếp tục tăng cường việc áp dụng công nghệ điện tử vào các khâu giải quyết thủ tục, sử dụng tối đa dịch bằng phần mềm bằng công cụ online như hiện nay ngành bảo hiểm đã làm và cần phải làm tốt hơn nữa. Đối với người lao động nước ngoài sử dụng các ngôn ngữ khác nhau chúng ta nên có những cơ chế riêng như có những địa điểm khám chữa bệnh riêng giành cho người nước ngoài mà có khả năng tiếp nhận và cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài với những ngôn ngữ nhất định. Chúng ta cũng có thể sử dụng những công cụ hẹn ngày, hẹn giờ khám online để người LĐ khi đến có thể được đón tiếp một cách tốt nhất...Chỉ khi nào chúng ta nâng cao được chất lượng dịch vụ của chúng ta thì chúng ta mới đảm bảo được việc thực hiện quy định pháp luật được tốt nhất đồng thời giảm được gánh nặng chi phí cho cả người lao động và cho doanh nghiệp.  Qua đó mà thu hút được nhiều đầu tư và tăng được sức cạnh tranh của nên kinh tế của chúng ta. 

Xin cảm ơn Bà!

______________________________

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/

Kính mời bạn đọc theo dõi!

MỚI - NÓNG