Trong cuộc bạo loạn, 2.950 ngôi nhà, 14 công trình tôn giáo và 8 nhà máy xay xát gạo bị phá hủy.
Cuộc bạo loạn bắt đầu bùng phát từ Minbya, sau đó lan ra 9 khu vực khác bao gồm U Mrauk, Kyauk Phyu, Myaebon, Yathedaung, Kyauktaw, Pauktaw, Yanbye và Thandwe đã làm hơn 20.000 người mất nhà cửa, các nguồn tin địa phương cho biết.
Các nguồn tin chính thức khác cũng cho biết các hành động pháp lý thích hợp cũng đã được đưa ra đối với 1058 người tham gia vào vụ bạo loạn từ 8-6 đến 26-10 gây mất ổn định cho bang Rakhine.
Theo một bản báo cáo, cuộc bạo loạn này đã được kiểm soát vào hôm 27-10, tình hình cũng đang dần trở lại bình thường nhờ lực lượng cảnh sát Myanmar, quân đội, chính quyền bang, các nhà sư và các bô lão cùng phối hợp can thiệp.
Các khu vực xảy ra xung đột cũng đã được tăng cường an ninh.
Kể từ ngày 10-6, bang Rakhine đã được đặt trong tình trạng khẩn cấp, được đặt lệnh giới nghiêm cùng 6 thị trấn khác là Maungtaw, Buthidaung, Sittway, Thandwe, Kyaukphyu and Yanbye.
Lệnh giới nghiêm được mở rộng đến Kyauktaw vào tháng 8, sau đó đến Minbya và Mrauk U vào 22-10, nâng tổng số thị trấn bị giới nghiêm là 9 cho đến thời điểm hiện tại.
Rakhien là nơi cộng đồng người Hồi giáo thiểu số Rohingya sinh sống. Tình trạng bất ổn giữa những người theo Phật giáovà cộng đồng Rohingya bắt đầu từ năm tháng trước và là một thử thách với những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Thein Sein trong việc xây dựng mối quan hệ hòa hợp giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo ở Myanmar.
Phan Yến
Theo Chinadaily