Báo chí Mỹ loạn lên vì vụ nêu tên điệp viên Nga

Báo chí Mỹ loạn lên vì vụ nêu tên điệp viên Nga
TPO - Có thể đó là một điệp viên. Nhưng có phải đúng là điệp viên được CIA rút khỏi Nga gần đây?

Đó là câu hỏi đặt ra cho nhiều tòa soạn báo ở Mỹ trong mấy ngày qua đã viết bài về chuyện CIA rút một quan chức Nga đã cung cấp cho Mỹ thông tin về việc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ ra khỏi vị trí trong chính phủ Nga vì nguy cơ bị lộ. CNN đầu tuần này có bài viết nói rằng CIA quyết định đưa người đó và gia đình ra khỏi Nga vì mạng sống của ông ta gặp nguy hiểm.

CNN không nêu tên người bị cho là gián điệp. Vì bí mật của chính phủ và mạng người là quan trọng, nên hoạt động do thám thường được giấu kín.

Nhưng tờ báo Nga Kommersant hôm 10/9 nêu tên một người mà họ nói là đã mất tích khỏi chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin và gợi ý rằng người này là một gián điệp đã báo tin cho Mỹ về cuộc bầu cử.

Trong đêm đó, đài NBC News đăng bài viết dẫn lời các quan chức đương nhiệm và nghỉ hưu của Mỹ nói rằng “một cựu quan chức cấp cao Nga” đang sống ở khu vực gần Washington dưới sự bảo vệ của chính phủ Mỹ.

Phóng viên Ken Dilanian của NBC đã đến ngôi nhà mà người đàn ông đó được cho là đang sinh sống, nhưng không thấy ai ở nhà. Dilanian viết rằng anh ta bấm chuông cửa và đợi trong 5 phút, cho đến khi có 2 người đàn ông tự giới thiệu là bạn của chủ nhà đến và hỏi anh ta đang làm gì. Bài viết của NBC đoán rằng hai người đó là nhân viên chính phủ Mỹ.

NBC nói họ giấu tên của người Nga đó cũng như các chi tiết cụ thể theo yêu cầu của chính phủ Mỹ, nếu không có thể đe dọa mạng sống của một người.

“Tôi muốn gõ cửa với hy vọng ông ấy sẽ ra mở cửa và nói chuyện với tôi, dù chúng tôi không nêu tên ông ấy. Mọi người cũng hiểu lý do chúng tôi không nêu tên ông ấy. Các nguồn tin nói với chúng tôi rằng người Nga biết chắc ông ấy ở đâu vì đó không phải một bí mật. Nếu tra tên ông ta trên Google, bạn có thể tìm thấy nơi ở của ông ấy”.

Bài viết khiến cây viết bình luận của Washington Post là Erik Wemple đăng bài viết với tiêu đề: “NBC News muốn tham gia vào câu chuyện điệp viên Nga. Vì thế họ đã làm thứ rất ngớ ngẩn”.

Wemple chất vấn rằng độc giả nhận giá trị gì từ bài viết như thế, ngoài thông tin rằng điệp viên đó không được bảo vệ tốt. “Liệu chúng ta có cần biết rằng người đó dùng tên thật của ông ấy hay không? Liệu chúng ta có cần biết rằng ông ấy đang sống ở một nơi gần Washington không? Không. Liệu chúng ta có cần biết gì ngoài những thông tin đã có trên CNNNew York Times không?” Có lẽ, nhưng Dilanian không mang lại những thông tin đó.

Nhưng chỉ nửa giờ trước đó, chính tờ báo nơi ông Wemple đang làm việc đã đăng bài viết của hai tác giả Shane và Ellen Nakashima, trong đó có nêu tên người Nga và thị trấn nơi ông này đang sống. Họ cũng đến nhà ông ấy nhưng không gặp ai. Nhìn thấy đồ chơi và quần áo rơi trên sân, họ viết “có lẽ gia đình đó đã rời đi trong vội vàng”. Bài viết còn dẫn lời 2 người hàng xóm nói về người sống trong ngôi nhà đó.

Wemple kể với hãng tin AP rằng bài viết của ông ấy đang được biên tập thì bài của Harris và Nakashima được đăng lên. Wemple nói ông ấy không biết tòa soạn đang triển khai những đề tài gì.

“Họ làm việc của họ và chúng tôi làm việc của chúng tôi. Những lộn xộn trong vụ việc này cho thấy sự tách biệt trong đội ngũ của chúng tôi”, Wemple nói.

Bài viết của Washington PostNBC có một điểm chung: họ nói họ không thể xác nhận người sống trong ngôi nhà mà họ đến tận nơi chính là người báo tin cho CIA về chuyện can thiệp bầu cử. NBC viết rằng “ông ấy khớp với hồ sơ của người có thể đã tiếp cận được thông tin về các hoạt động của ông Putin và người có thể đã được tình báo Mỹ tuyển dụng”. Washington Post dẫn lời các quan chức giấu tên nói rằng người đó “gần như chắc chắn là tài sản đáng giá của CIA”. CIA thường gọi những người mà họ tuyển dụng được là tài sản.

Một số cơ quan báo chí khác, trong đó có AP NPR, khẳng định họ không thể gắn chuyện về điệp viên đó với vụ rút người của CIA nên không thể nêu tên người đàn ông đó. Washington Post nói rằng khi họ đăng bài của họ thì tên người đó đã bị nhiều báo khác đưa lên.

Ông Tom Bettag, người từng là nhà sản xuất của chương trình “Nightline” trên đài ABC và giờ là giáo sư báo chí tại ĐH Maryland, cho rằng cần thận trọng.

“Ai cũng có ấn tượng rằng chính là người đó. Sẽ thật khủng khiếp nếu không phải thế. Tôi nghĩ mọi người nên cực kỳ thận trọng”, ông Bettag nói.

Việc này khiến nhiều người liên tưởng đến vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái tại Anh. Skripal từng là một sĩ quan quân đội Nga và là điệp viên hai mang cho cơ quan tình báo. May mắn là sau vụ đầu độc, Skripal và con gái sống sót.

Theo theo AP
MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.