Chính phủ vừa chốt phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các dòng xe ô tô nhập khẩu để trình Quốc hội. Theo đó, từ ngày 1/7/2016 sẽ tăng mạnh thuế đối với các dòng xe có công suất lớn. Cụ thể, xe ô tô có dung tích xi lanh trên 3.0 đến 4.0 sẽ tăng thuế TTĐB từ 60% lên 90%. Xe có dung tích xi lanh trên 4.0 đến 5.0 tăng thuế từ 60% lên 110%. Chiều ngược lại, Chính phủ chọn phương án giảm thuế TTĐB đối với dòng xe ưu tiên phát triển có dung tích xi lanh dưới 2.0 với mức giảm từ 5-25%. (Xem chi tiết)
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Việt Dũng cho biết, vừa có báo cáo thành phố về việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại tòa nhà 8B Lê Trực. Theo đó, yêu cầu chủ đầu tư lập phương án phá dỡ công trình vi phạm, thẩm tra, phê duyệt phương án và báo cáo cơ quan chức năng chậm nhất trước ngày 15/10/2015. Trong đó phải nêu rõ thời gian bắt đầu tiến hành tự tháo dỡ, tiến độ thực hiện. Chi phí liên quan đến lập phương án, việc thi công tháo dỡ do chủ đầu tư chịu. (Xem chi tiết)
Trước chỉ đạo về việc di chuyển bến thủy tại hồ Tây sang vị trí khác, nhiều ý kiến cho rằng, nên dẹp bỏ chứ không phải di dời. Bởi ngoài sự nhếch nhác, các nhà hàng khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho rằng, những du thuyền hoạt động nhà hàng đã làm xấu đi hình ảnh của danh thắng Thủ đô. Lãnh đạo ngành du lịch Hà Nội nhận định, không phải là di dời mà cần phải dẹp bỏ hoàn toàn những nhà hàng này để hoàn trả cảnh quan thiên nhiên, tránh ô nhiễm thêm cho hồ Tây. (Xem chi tiết)
Chiều 10/10, 130 hộ dân thôn Bắc Hải, Thạch Hải, Thạch Hà (Hà Tĩnh) bỗng dưng nghe nhiều tiếng nổ phát ra, khói bốc mùi khét từ các thiết bị điện trong gia đình. Khoảng 18h ngày 10/10, xã Thạch Hải huy động lực lượng chặt tỉa cây xanh vừa để phòng chống mưa bão. Trong khi chặt cây bạch đàn khá to của một hộ dân, nhánh cây vướng vào dây điện bị kéo xuống đất. “Khi người phụ trách điện của xã cắt điện để nối lại đoạn dây xong đóng điện trở lại bỗng dưng các hộ dân bị chập điện hư hỏng nhiều thiết bị trong gia đình. (Xem chi tiết)
Chính quyền Iraq thất vọng về Mỹ và liên quân trong chiến dịch chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), trong khi coi Nga như đối tác chủ chốt trong cuộc chiến chống IS. Bagdad còn tỏ thái độ hoan nghênh nếu Nga triển khai không kích ở Iraq. Nhớ lại chiến dịch khổng lồ quy mô lớn với sức mạnh ồ ạt của Washington chống chính quyền Saddam Hussein, người Iraq tự hỏi, tại sao Mỹ lại quá chậm chạp trong cuộc chiến chống IS? (Xem chi tiết)
Hơn một tuần sau khi Nga tiến hành chiến dịch không kích các mục tiêu của IS và phe nổi dậy tại Syria, phe nổi dậy tại nước này có kế hoạch tung đòn đáp trả, với việc sử dụng các “điệp viên nằm vùng” và đánh bom liều chết. Dường như cánh quân thuộc FSA này sẵn sàng áp dụng các chiến thuật giống với quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Phong trào Tự do Homs (HLM), một nhánh thuộc Quân đội Syria tự do (FSA) và có liên hệ mật thiết với al-Qaeda, có kế hoạch “cấy” người vào quân đội Syria, tìm ra các mục tiêu người Nga và thực hiện các vụ đánh bom liều chết. (Xem chi tiết)
Ngày 12/10, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết những đối tượng là công dân Nga vừa bị bắt với cáo buộc âm mưu tiến hành một vụ khủng bố ở thủ đô Moskva đã trải qua khóa huấn luyện tại các trại của phiến quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Theo thông báo mới nhất của FSB, những đối tượng này đã trở về và "nằm vùng" rất lâu trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tiến hành không kích các mục tiêu IS trên lãnh thổ Syria theo đề nghị của chính quyền quốc gia Trung Đông này.
Ngày 12/10, quân đội Mỹ thông báo liên quân do Mỹ dẫn đầu đã thả vũ khí cho lực lượng phiến quân đang chiến đấu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại miền Bắc Syria. Đợt cung cấp vũ khí này được tiến hành sau khi Lầu Năm Góc thông báo có thể dừng chương trình đào tạo lực lượng phiến quân mà Mỹ cho là ôn hòa ở Syria. Thay vào đó, Mỹ sẽ tập trung nỗ lực trang bị cho thủ lĩnh các nhóm nổi dậy được lựa chọn kỹ càng trong số các nhóm đang tích cực chiến đấu chống IS.
Ông Tăng Âm Quyền - cựu Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) - đang bị cáo buộc 2 tội danh về hành xử trái với đạo đức công vụ và với mỗi một tội danh, khung hình phạt tối đa là 7 năm tù. Cáo buộc liên quan đến tham nhũng trong thời gian nắm quyền của ông Tăng Âm Quyền đang là chủ đề được người dân và dư luận Hong Kong quan tâm. Ông Tăng Âm Quyền là quan chức cấp cao nhất của Đặc khu hành chính Hong Kong bị truy tố kể từ khi vùng đất này được Anh trao trả cho Trung Quốc ngày 1/7/1997. Và đây cũng là một trong những vụ bê bối tham nhũng lớn nhất ở Hong Kong. (Xem chi tiết)