Bản nghèo đổi thay nhờ gà đen

0:00 / 0:00
0:00
Ông Vừ Tồng Pó và những con gà đen mà ông chăn nuôi
Ông Vừ Tồng Pó và những con gà đen mà ông chăn nuôi
TPO - Từ những giá trị kinh tế của gà đen trên lý thuyết, đến nay, mô hình kinh tế nuôi gà đen ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã có hiệu quả thiết thực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm giàu bền vững.

Xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) nhiều năm về trước được xem là “thiên đường anh túc”, hủy hoại biết bao thế hệ người dân bản địa. Nhưng giờ đây Mường Lống trở mình hồi sinh bởi các mô hình kinh tế gia trại, trang trại. Người dân xóa đói giảm nghèo làm giàu bền vững. Những ngôi nhà kiên cố mọc lên san sát.

Năm 2019, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã quyết định chỉ đạo hỗ trợ Hội Nông dân tỉnh Nghệ An xây dựng mô hình kinh tế nuôi gà đen tại xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn. Hơn 4.000 con giống gà đen bản địa được hỗ trợ cho 12 hộ gia đình tại xã Mường Lống. Để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An hỗ trợ thêm một phần thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho các hộ gia đình tham gia mô hình; định hướng phát triển kinh tế tập thể; định hướng và bồi dưỡng tư duy kinh tế thị trường về phát triển gà đen trở thành mặt hàng thế mạnh nông dân huyện Kỳ Sơn. Từ 12 hộ được Hội Nông dân tỉnh Nghệ An làm “bệ đỡ”, chi hội nghề nghiệp chăn nuôi gà đen trên bản Mường Lống 1 được thành lập.

Theo một bậc cao niên tại xã Mường Lống, gà đen hay gà Mông là theo cách gọi của người miền xuôi. Còn người Mông bản địa gọi gà đen là cay đu, người Thái gọi là cày đắm. Đặc điểm của gà đen (chưa lai tạp) là thân hình gà to, mào của con trống luôn dựng lên rực rỡ, màu lông đen có lẫn những đốm hoa trắng, đen tuyền hoặc xám… và khi làm thịt có màu đen, xương đen, lòng đen.

Là một trong những người mạnh dạn đầu tư làm giàu từ gà đen, đến nay gia đình ông Vừ Tồng Pó đã có 1.200 con gà thương phẩm, mỗi con có trọng lượng từ 1,2 đến 1,5kg bán với giá 200.000 đồng/kg. Ngoài nuôi gà thịt, ông Pó còn cung cấp giống cho các hộ có nhu cầu mua về nuôi và tái tạo đàn. Mỗi năm, gia đình ông xuất khoảng 8.000 đến 9.000 con gà giống cho các gia đình trong và ngoài xã. Từ khi nở cho đến khi bán chỉ mất 7 ngày nên kinh doanh gà giống không tốn kém về thức ăn, giá mỗi con gà đen giống là 25.000 đồng. Trừ chi phí, ông Pó cũng lãi ròng hơn 200 triệu đồng/năm. Không chỉ riêng ông Pó, các thành viên khác cũng có thu nhập khá cao hàng năm. Hộ nuôi ít nhất cũng cho thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Nhớ lại những ngày tháng lập nghiệp từ gà đen, ông Vừ Tồng Pó cho hay: “Giống gà đen là giống gà bản địa, cần được bảo tồn. Do vậy, tôi có ý tưởng bảo tồn giá trị của gà đen qua việc sưu tầm gà mái, gà trống bản địa để nuôi tập trung. Bước đầu gặp không ít khó khăn khi săn tìm và mua gà giống. Qua nhiều năm tôi cũng đã có được hơn 20 cặp giống gà đen bản địa và bắt đầu nuôi cho ấp trứng để phát triển đàn".

Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình này trên xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn nhằm tạo ra chuỗi liên kết vùng theo hướng hàng hóa, cho đồng bào người Mông nơi vùng cao xứ Nghệ.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.