Bạn đã sẵn sàng tiếp chiêu “10 vạn câu hỏi vì sao” ngày Tết của khách đến chơi nhà chưa?

HHT - Mỗi lần nhắc đến ngày Tết, chắc hẳn điều đầu tiên khiến teen thở dài chính là những cuộc trò chuyện khi có khách đến chơi nhà hay khi theo chân bố mẹ đi chúc Tết. 

Họ hàng làng xóm lâu lâu mới có dịp thăm hỏi nhau, không thể thiếu “tuyển tập” câu hỏi về tình hình gia đình cả năm qua ra sao. Dù người hỏi không cố ý, nhưng vô tình khiến bạn khó trả lời, thậm chí là khó chịu. 

Đây không phải là chuyện của riêng ai, vậy nên trước đây, cộng đồng mạng từng có câu quote cực nổi tiếng vào dịp đặc biệt này - “Nhà có cháu đang abc, vui lòng không hỏi cháu xyz”. Nhưng chuyện gì khó cũng có mẹo nhỏ để “vượt ải” đấy nhé!

Bạn đã sẵn sàng tiếp chiêu “10 vạn câu hỏi vì sao” ngày Tết của khách đến chơi nhà chưa? ảnh 1

Chiêu thứ nhất: Cháu có nhớ bác là ai không?

Khoan hãy nói đến những thắc mắc về việc học, dự định tương lai hay ngoại hình, đây mới chính là hỏi khiến nhiều bạn “gục ngã”. Bạn Hương Giang (THPT chuyên Ngoại ngữ, Hà Nội) chia sẻ: “Nếu là bạn bè của bố mẹ thì ít nhiều cũng nhớ ra, nhưng nếu là họ hàng thì hên xui lắm. Họ nhà mình khá đông, trong khi một năm mình chỉ về quê 1 - 2 lần, chủ yếu ở nhà bà nên nhận ra được những bác hay ghé chơi thôi. Một số bác ít khi đến chơi nhà mình chịu hẳn”. Không chỉ vậy, nhiều bạn còn mắc lỗi ngay ở phần xưng hô. Không phải ai lớn tuổi cũng có thể gọi bằng bác, có người là chú, có người thậm chí phải gọi là ông đấy nhé!  

Bạn đã sẵn sàng tiếp chiêu “10 vạn câu hỏi vì sao” ngày Tết của khách đến chơi nhà chưa? ảnh 2

Cách tốt nhất để qua ải này là hỏi sự trợ giúp từ người thân. Hãy để người lớn trong nhà chào hỏi trước, từ đó suy ra vai vế của mình. Bạn có thể chủ động giao kèo với bộ mẹ trước để họ kịp thời giới thiệu về người đó ngay khi bạn vừa nhận được câu hỏi này.

Chiêu thứ hai: Hết kỳ I rồi nhỉ, cháu được học sinh gì?

Chủ đề “nhạy cảm” của teen là đây, đặc biệt khi vế sau những câu hỏi này thường có phần so sánh giữa “con nhà bác”, “con nhà người ta”. Dù kết quả học tập có ra sao, chẳng bạn nào muốn bản thân rơi vào cảnh so sánh như vậy đâu nhỉ! Phải làm thế nào để vừa giữ gìn không khí ngày Tết, vừa khiến mình và bố mẹ thoải mái?

Bạn có thể trả lời bằng điểm phẩy, xếp loại học sinh hoặc nói một cách chung chung - “cũng thường thường như mọi người thôi ạ”. Sau đó chủ động nói nhanh sang vấn đề khác, hoặc hỏi về tình hình sức khỏe, gia đình của bác để chủ đề học tập “bay màu” theo những cơn khó chịu nhé!

Bạn đã sẵn sàng tiếp chiêu “10 vạn câu hỏi vì sao” ngày Tết của khách đến chơi nhà chưa? ảnh 3

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Chiêu thứ ba: Sao dạo này không xinh như hồi bé nhỉ?

Những câu hỏi hơi body-shaming kiểu này không thường gặp, nhưng lại có tính “sát thương” cao. Cộng đồng mạng truyền tay nhau một số bí kíp trả lời khá “xéo xắt”, tùy vào mức độ thân sơ giữa gia đình hai bên để bạn lựa chọn: “Dạo này cháu cũng thấy cô không duyên như hồi xưa nữa”, “Ai rồi cũng khác mà bác, cháu thấy bác cũng già hơn xưa”... Nhưng dù “xéo xắt” đến đâu, bạn vẫn phải đảm bảo lễ phép với đối phương đấy.

Bạn đã sẵn sàng tiếp chiêu “10 vạn câu hỏi vì sao” ngày Tết của khách đến chơi nhà chưa? ảnh 4 Bạn có thể học cách đối đáp cực chất từ Huỳnh Lập và Chị Cano khi đụng những câu hỏi kém duyên.

Nếu người khác không ngại chê bạn ngay trong dịp lễ Tết, vậy bạn chẳng có lý do gì để ngại khoe sự tự tin về bản thân cả. Mạnh mẽ trả lời “Nếu cháu giống ngày bé thì đã thành hoa hậu chứ chẳng xinh xoàng xoàng như bây giờ” hoặc chuyển chủ đề: “Ôi ngày bé cháu xinh lắm ạ, bác kể cháu nghe với” nhé! 

Bạn đã sẵn sàng tiếp chiêu “10 vạn câu hỏi vì sao” ngày Tết của khách đến chơi nhà chưa? ảnh 6
Theo Ảnh tổng hợp từ Internet
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm