Bạn có kiểu tiêu tiền thế nào, và bạn cần làm gì để cải thiện?

SVVN - Mỗi chúng ta đều có cách nghĩ rất khác nhau về việc chi tiêu và tiết kiệm. Một phần là do cách chúng ta được nuôi dạy từ nhỏ, nhưng phần lớn vẫn là do tính cách con người chúng ta.

Nếu hiểu rõ được “tính cách chi tiêu” của mình, bạn sẽ có kế hoạch chi tiêu thông minh hơn, hoặc thay đổi một chút cho phù hợp với hoàn cảnh. Đây là điều cần thiết cho bất kỳ sinh viên nào, đặc biệt là trong thời đại dịch và cách ly.

Bạn có kiểu tiêu tiền thế nào, và bạn cần làm gì để cải thiện? ảnh 1 Biết tính toán một chút sẽ khiến bạn luôn chi tiêu vừa đủ.

Về cơ bản, có 4 kiểu tính cách chi tiêu chính, bạn hãy xem mình thuộc kiểu nào nhé:

1. Kiểu người tiết kiệm và tằn tiện

Bạn có kiểu tiêu tiền thế nào, và bạn cần làm gì để cải thiện? ảnh 2

Tằn tiện quá mức tức là khi bạn "đau khổ" mỗi lần phải chi tiền, dù hoàn cảnh của bạn không đến mức như thế.

Đây là mẫu người chỉ thích tiết kiệm và tiết kiệm – thậm chí là quá mức. Điều tốt là số tiền để dành của họ luôn rất đầy đặn. Nếu bạn có một mục tiêu (mua xe, đi du học?), thì phong cách này là quá tuyệt vời.

Tuy nhiên, khi tằn tiện thái quá, đến mức mỗi lần chi tiêu một chút gì là bạn cũng… đau khổ, thì việc tiết kiệm lại trở thành vấn đề. Bởi nó không khiến cho bạn vui nữa, thậm chí là bạn sẽ ít có bạn bè. Tóm lại, dù sao bạn cũng cần nhớ rằng, trong cuộc sống không chỉ có mỗi một việc là nhìn số tiền trong sổ tiết kiệm của mình tăng dần lên đâu!

2. Kiểu người chi tiêu chín chắn

Bạn có kiểu tiêu tiền thế nào, và bạn cần làm gì để cải thiện? ảnh 3

Nhiều bạn trẻ sẵn sàng dồn tiền để kinh doanh.

Đây là những bậc thầy về việc không chi tiêu khi không cần thiết. Và những khoản chi của họ cũng không phải dành cho những thứ phù phiếm, xa hoa. Ngoài những việc thiết yếu, họ dồn tiền để tiết kiệm hoặc đầu tư, kinh doanh. Đây là kiểu chi tiêu có nhiều lợi ích nhất, và mẫu người này cũng dễ đạt được những mục tiêu trong cuộc sống một cách nhanh chóng nhất.

Tuy nhiên, nếu hầu hết tiền bạc của bạn được dành cho tiết kiệm và kinh doanh thì đôi khi, chính bạn sẽ thấy thiếu thốn. Ví dụ, thỉnh thoảng đi uống cà-phê cùng bạn bè cũng là việc bình thường. Bạn nên cho phép mình làm thế, thay vì nghĩ việc đó là “không cần thiết”.

3. Kiểu người ăn tiêu hoang phí

Bạn có kiểu tiêu tiền thế nào, và bạn cần làm gì để cải thiện? ảnh 4

"Tiêu trước, tính sau" là phong cách tiêu tiền thiếu trách nhiệm với bản thân và cả gia đình.

Đây là mẫu người có cách suy nghĩ: “Tiêu trước đã, tính sau”. Họ mà có tiền thì phản xạ đầu tiên là nghĩ xem nên tiêu gì. Tất nhiên, họ cũng có thể để dành một chút, nhưng chỉ một chút thôi.

Với cách chi tiêu này, bạn chi tiền cho những thứ bạn cần và cả những thứ bạn muốn. Trong phần lớn thời gian, bạn sẽ rất vui vẻ và được nhiều người chú ý.

Nhưng sẽ có lúc bạn nhận ra rằng rất nhiều khoản chi của mình là lãng phí. Kết hợp chi tiêu với việc lập kế hoạch và có trách nhiệm chính là chìa khóa của bạn. Bạn nên đặt ra mức tiết kiệm cố định (ví dụ, 20% tổng mọi số tiền bạn nhận được) thì tốt hơn.

Bạn nên chú ý đến sự cân bằng. Bạn nên chi ít đi một chút, và tiết kiệm nhiều hơn một chút. Chắc chắn bạn có thể làm được!

4. Kiểu chi tiêu “mình chỉ sống mỗi một lần!”

Bạn có kiểu tiêu tiền thế nào, và bạn cần làm gì để cải thiện? ảnh 5

Ăn tiêu thoải mái đến mức luôn hết tiền là thói quen nguy hiểm, bạn cần bỏ ngay nhé.

Hầu hết mọi người đều biết là phải tiết kiệm tiền. Thỉnh thoảng họ có thể tiêu hơi nhiều một chút, nhưng trong đầu họ vẫn biết tự nhắc mình: “Đừng làm như thế!”.

Nhưng những người chi tiêu theo kiểu “mình chỉ sống có mỗi một lần” lại không biết tự nhắc bản thân. Họ cứ tiêu hết, một cách sung sướng. Và họ tự nhủ: “Sống có mỗi một lần ấy mà”.

Tất nhiên, suy nghĩ của bạn cũng là dễ hiểu, ở một mức độ nào đó. Nhưng tiêu tiền vào tất cả mọi thứ mà bạn muốn thì rõ ràng là một vấn đề lớn. Bạn không có tiền tiết kiệm, thậm chí sẽ phải vay mượn.

Việc đầu tiên bạn cần làm là mỗi khi nhận được tiền từ bất kỳ nguồn thu nhập nào, hãy tự bỏ một khoản luôn ra để tiết kiệm. Có thể là gửi ngân hàng, có thể là bỏ vào heo đất (con heo nào phải khó mở ra ấy nhé!).

Tóm lại, mỗi kiểu tính cách chi tiêu lại có những điểm hay và dở riêng. Nhưng dù bạn có phong cách nào thì bạn cũng vẫn có thể cải thiện được. Điều quan trọng là bạn hãy bắt đầu cải thiện càng sớm càng tốt mà thôi.

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.