Mướp đắng là một loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Trong mướp đắng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, nhiều vitamin C và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể (canxi, kali,...), chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Các món ăn từ mướp đắng được nhiều người ưa thích có tác dụng chăm sóc sức khỏe và trị bệnh.
Theo đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, được dùng để phòng và chữa trị nhiều căn bệnh như các bệnh ngoài da, chữa ho, cảm cúm, giải độc gan, tốt cho dạ dày,... Y học hiện đại cũng đã chứng minh hiệu quả của mướp đắng trong việc giúp bổ gan, giảm lượng cholestorol, chữa bệnh tiểu đường type 2, bệnh sỏi thận, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và đặc biệt tốt cho phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Ngoài ra, mướp đắng còn là một vị thuốc rất tốt, chữa được nhiều bệnh và rất dễ sử dụng. Ít người biết, mướp đắng còn là vị thuốc chữa ho, viêm họng rất hiệu quả.
Một số tác dụng tuyệt vời khác từ mướp đắng
Bổ gan
Mướp đắng giúp mát gan, bổ gan, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng túi mật. Dùng mướp đắng thường xuyên có thể cải thiện tình trạng táo bón, xơ gan, viêm gan.
Tăng cường hệ miễn dịch
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh là quan trọng cho việc chống nhiễm trùng và bệnh tật. Mướp đắng giúp ngăn ngừa cảm lạnh và có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó còn giúp ngăn chặn hoặc hạn chế dị ứng thực phẩm, loại bỏ các bệnh nhiễm trùng nấm men tự nhiên. Một lợi ích khác là giúp điều trị chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu.
Giúp giảm lượng cholesterol
Mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ. Cholesterol cao chỉ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Ăn mướp đắng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.
Chữa bệnh sỏi thận
Thành phần của mướp đắng có thể trung hòa lượng axit dư thừa gây ra bệnh sỏi thận. Để hiệu quả, bạn có thể hòa bột mướp đắng với nước ấm tạo thành một loại “trà khổ qua” dùng hàng ngày.
Dùng để chữa bệnh tiểu đường loại II
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường trao đổi glucose. Uống một cốc nước ép mướp đắng mỗi ngày và trải nghiệm hiệu quả. Ngừng uống nếu bạn bị đau bụng, tiêu chảy hoặc sốt. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc khi cần thiết, với sự trợ giúp của bác sĩ.
Có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy
Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên nhất của mướp đắng là đặc tính chống ung thư. Mướp đắng đã được chứng minh có tác dụng làm gián đoạn việc sản xuất đường, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy. Nó cũng có thể ức chế tế bào ung thư khác trong gan, đại tràng, vú, hoặc tuyến tiền liệt.
Bài thuốc dân gian trị ho, viêm họng từ mướp đắng
Mướp đắng có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, mướp đắng có thể làm bài thuốc đơn giản trị ho, viêm họng.
Dưới đây là bài thuốc chữa ho, viêm họng đơn giản bạn có thể làm được tại nhà từ mướp đắng:
-Chữa ho: Mướp đắng 1 – 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
- Chữa viêm họng: Khi bị viêm họng, đơn giản nhất là các bạn chỉ cần lấy quả mướp đắng nhai sống nuốt nước. Phần bã sau khi nhai kết hợp với hạt xay nhuyễn dùng đắp lên xung quanh cổ sẽ rất tốt. Cách này sẽ giúp trị bệnh viêm họng chỉ sau 15 phút, làm giảm đau cũng như các triệu chứng khác của bệnh một cách nhanh chóng và mang lại cảm giác thoải mái.
- Chữa viêm họng mạn tính, lâu ngày: Thịt nạc hầm khổ qua củ cải: Khổ qua 250g – 500g, thịt lợn nạc 125g – 250g, củ cải 100g – 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng hầm với nước. Khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.
Lưu ý quan trọng khi dùng mướp đắng
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được ăn mướp đắng, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai.
Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng.
Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan. Người bị bệnh huyết áp thấp cũng nên kiêng ăn mướp đắng.
Mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt đặc biệt đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp thì nên hạn chế sử dụng sẽ tốt hơn.
Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em.
Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
Ngay cả khi cây mướp đắng trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau.
Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong quả mướp đắng trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó.
Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).