Củ đinh lăng hay chính là phần rễ ngầm ở dưới lòng đất có tính mát, vị ngọt, hơi đắng, rất tốt cho các huyết mạch và bồi bổ khí huyết. Vì thế, củ đinh lăng được dùng để bào chế thành rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Ảnh: Gối lá đinh lăng.
Có nhiều bài thuốc từ củ đinh lăng bạn có thể tham khảo sử dụng. Ảnh: Rao vặt.
Củ đinh lăng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau trong đó phơi khô sắc uống hoặc là ngâm rượu uống là hai cách được mọi người áp dụng nhiều nhất. Ảnh: Gia đình.
Người bị ho hen lâu ngày có thể dùng bài thuốc sau: củ đinh lăng, đậu săn, bách bộ, nghệ vàng (ảnh), rễ dâu, rau tần mỗi thứ đều 8g; đem sắc cùng với 6g củ xương bồ và 4g gừng (lưu ý khi sắc cho 600ml nước và giữ lại khoảng 250ml). Chia phần nước này ra và uống 2 lần trong ngày khi còn ấm. Ảnh: Xã luận.
Phụ nữ sau sinh bị tắc sữa nên dùng củ đinh lăng sắc lên để uống cũng rất tốt. Mỗi lần sắc lấy khoảng 30 – 49g củ sắc cùng 500ml nước. Ảnh: Cao thảo dược.
Hỗ trợ điều trị viêm gan: 12g củ đinh lăng, 16g ý dĩ, 20g nhân trần; biển đậu, hoài sơn, chi tử, xa tiền tử, rễ cỏ tranh và ngũ gia bì mỗi vị 12g; cuối cùng là nghệ, uất kim, ngưu tất mỗi loại 8g đem sắc lên ngày uống 1 thang đều đặn. Ảnh: Cây cảnh.
Củ đinh lăng dùng cho người bị thiếu máu: củ đinh lăng, thục địa, hà thủ ô, hoàng tinh mỗi thứ 100g cùng với 20g củ tam thất tán thành bột cũng đem sắc uống. Ảnh: Chăm sóc tóc.
Ngâm rượu từ củ đinh lăng uống để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt tốt cho những người đang trong quá trình luyện tập. Ngoài ra, rượu còn có tác dụng kích thích ăn ngon, chống mệt mỏi, nâng cao trí nhớ... Ảnh: Yêu thể hình.
Rượu củ đinh lăng nếu thêm bột phấn hoa hoặc một chút mật ong sẽ rất tốt cho những người vừa mới ốm dậy hoặc cơ thể bị suy nhược trong thời gian dài. Ảnh: Phụ nữ. (Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).