Bài học từ “bi kịch Ấn Độ”: Trong đại dịch, chúng ta chẳng ai là đặc biệt!

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Không lâu sau khi cả thế giới ngạc nhiên trước “điều kỳ diệu Ấn Độ”, với số ca nhiễm COVID-19 “tự nhiên giảm”, thì giờ đây, người ta lại gọi là “thảm họa Ấn Độ”, khi đất nước này liên tục tự phá kỷ lục về số ca nhiễm mới tính theo ngày. Đó là lời nhắc nhở chua xót, là lời cảnh báo đau lòng đối với cả thế giới.

Đó là khoảng thời gian kỳ lạ ở Ấn Độ, khi từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, số ca nhiễm COVID-19 tại đất nước này giảm mạnh trong những tháng lạnh nhất của năm, ngược với xu hướng của cả thế giới.

Chẳng ai giải thích được. Liệu có phải do khí hậu ở Ấn Độ? Hay do một loại vắc-xin nào đó mà người Ấn Độ đã tiêm từ nhỏ? Một số chuyên gia lại đoán rằng có thể Ấn Độ đã tự nhiên đạt được miễn dịch cộng đồng. Để rồi, “điều kỳ diệu” đó dẫn tới một sai lầm chết người trong đại dịch.

Bài học từ “bi kịch Ấn Độ”: Trong đại dịch, chúng ta chẳng ai là đặc biệt! ảnh 1

Xác một bệnh nhân tử vong vì COVID-19 được khiêng đi để hỏa táng tập thể ở New Delhi. Ảnh: Anadolu Agency/ Getty Images.

Giờ đây, với hơn 370.000 ca nhiễm mới chỉ trong một ngày, số ca tử vong được ghi nhận là hơn 3.200 ca/ ngày, nhiều người thấy rằng thời gian tạm lắng giữa những làn sóng COVID-19 đúng là một ảo ảnh tàn nhẫn.

Sujatha Rao, một cựu thư ký của Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ, nói: “Các cuộc bầu cử, các lễ hội và mọi thứ khác đều được thoải mái diễn ra. Đó là một sai lầm rất tồi tệ và chúng tôi đã phải trả một cái giá rất đắt, cái giá rất nặng nề cho sự chủ quan đó”.

Bài học từ “bi kịch Ấn Độ”: Trong đại dịch, chúng ta chẳng ai là đặc biệt! ảnh 2

Một người lo lắng khi bình oxy cho người nhà mình ở trên xe cấp cứu đã sắp cạn. Ảnh: Guardian.

Tất nhiên, làn sóng thứ hai ở Ấn Độ có thể một phần bắt nguồn từ những biến thể dễ lây lan hơn của SARS-CoV-2. Nhưng những chuyên gia y tế cộng đồng ở Ấn Độ tin rằng, mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng hiện thời có một phần là do con người tạo nên. Đó là kết quả của cảm giác rằng mình là ngoại lệ, dẫn tới hàng loạt những quyết định, của cả hệ thống và cá nhân, mà chỉ trong vòng vài tháng, đã gây ra thảm họa.

K Srinath Reddy, người đứng đầu Tổ chức Y tế công Ấn Độ, nói: “Chúng ta đã sai lầm khi nghĩ rằng ít có khả năng xảy ra làn sóng thứ hai. Thế rồi Ấn Độ thoải mái ăn mừng. Mà chúng ta biết rằng, virus di chuyển cùng với con người, và ăn mừng cùng với những đám đông”.

Bài học từ “bi kịch Ấn Độ”: Trong đại dịch, chúng ta chẳng ai là đặc biệt! ảnh 3

Virus di chuyển cùng với con người, và ăn mừng cùng với những đám đông. Ảnh: Diptendu Dutta/ AFP/ Getty Images.

Và giờ đây, Ấn Độ đang ở trong một cơn ác mộng lặp đi lặp lại. Mỗi ngày lại thêm những câu chuyện và hình ảnh kinh hoàng. Ở thủ đô New Delhi, giờ cứ 4 phút lại có một người chết.

Cha của Barkha Dutt là một trong số những người chết vào ngày hôm qua. Barkha nói với trang CNN rằng, cha cô qua đời sau khi bình oxy trong xe cấp cứu chở ông tới bệnh viện đã cạn. Barkha kể: “Những lời cuối cùng cha nói với tôi là: “Cha đang ngạt thở, hãy chữa cho cha”. Nhưng bên cạnh tôi chẳng còn ai”. Và mặc dù Barkha “là một người Ấn Độ ở tầng lớp khá giả, có thể chi trả cho những dịch vụ y tế tư loại tốt”, nhưng COVID-19 không phân biệt con người, còn sự thiếu thốn oxy thì không có giới hạn.

Bài học từ “bi kịch Ấn Độ”: Trong đại dịch, chúng ta chẳng ai là đặc biệt! ảnh 4

Một bệnh nhân COVID-19 nằm đợi trong một chiếc xe do không được nhận vào bệnh viện LNJP (New Delhi) vì bệnh viện đã hết giường. Ảnh: Getty.

Barkha nói: “Khi chúng tôi tới được bệnh viện, thì cha tôi được đưa vào phòng cấp cứu. Ông không bao giờ có thể trở ra”. Còn khi Barkha đưa cha đến khu hỏa táng, thì “xác người nằm đầy trên sàn”, “không còn chỗ nữa”, và “các gia đình thậm chí còn đánh nhau”.

Bài học từ “bi kịch Ấn Độ”: Trong đại dịch, chúng ta chẳng ai là đặc biệt! ảnh 5

Nhân viên ở những khu hỏa táng làm việc ngày đêm mà xác bệnh nhân COVID-19 vẫn phải xếp hàng. Đây là hình ảnh ở New Delhi, ngày 29/4. Ảnh: Getty.

Shahid Jameel, nhà nghiên cứu virus ở ĐH Ashoka, buồn bã nói: “Tỷ lệ lây nhiễm và tử vong thấp của mấy tháng trước đã khiến người Ấn Độ có ấn tượng rằng “theo cách nào đó, chúng ta là đặc biệt”. Nhưng hóa ra, chúng ta không đặc biệt. Không ai là đặc biệt, không ai là ngoại lệ cả”.

Bài học từ “bi kịch Ấn Độ”: Trong đại dịch, chúng ta chẳng ai là đặc biệt! ảnh 9
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm