Bachem Ba 349 Natter - Máy bay tồi tệ nhất Thế chiến II

Máy bay đánh chặn Bachem Ba 349 Natter của Đức được công nhận là máy bay tồi tệ nhất trong Thế chiến II. Ảnh: pinterest
Máy bay đánh chặn Bachem Ba 349 Natter của Đức được công nhận là máy bay tồi tệ nhất trong Thế chiến II. Ảnh: pinterest
TPO - Máy bay đánh chặn Bachem Ba 349 Natter của Đức được công nhận là máy bay tồi tệ nhất trong Thế chiến II. Kết luận này được tạp chí Air & Space của Mỹ đưa ra, gợi lại lịch sử sáng tạo và số phận của máy bay.

Tiêm kích đánh chặn Natter sản xuất với mục đích phòng không, tiêu diệt các máy bay ném bom của quân Đồng minh. Chiếc máy bay có thân gần như hoàn toàn bằng gỗ, mũi máy bay chứa tên lửa và chỉ dùng một lần.

Nguyên lý hoạt động của Natter được thiết kế rất khó sử dụng và nguy hiểm. Khi phát hiện mục tiêu, chiếc tiêm kích mang theo tên lửa sẽ phải phóng thẳng đứng từ mặt đất, tấn công trực diện vào mục tiêu. Tuy nhiên các nhà thiết kế khẳng định nó hoàn toàn không phải một chiếc máy bay 'tự sát'.

Bachem Ba 349 Natter - Máy bay tồi tệ nhất Thế chiến II ảnh 1

Bệ phóng của chiếc tiêm kích đánh chặn Ba 349 Natter. Ảnh: Wikipedia

Nhiệm vụ của phi công là lái máy bay nhắm chuẩn vào mục tiêu, sau khi lên tới độ cao khoảng 3.000m phi công sẽ tách rời phần thân và phần mũi máy bay. Mũi máy bay chứa tên lửa tiếp tục lao vào mục tiêu. Thân máy bay sẽ giảm tốc và phi công sẽ bị đẩy ra theo quán tính của chính mình và hạ cánh bằng một chiếc dù cá nhân. Nó được sử dụng rất giống với tên lửa đối không có người lái.

Phi công đầu tiên của Ba 349 Natter, Lothar Sieber, đã chết trong vụ phóng thử nghiệm vào tháng 2/1945. Lý do là thiết kế không hoàn hảo của máy bay. Đồng thời, Sieber trở thành người đầu tiên trong lịch sử bay thẳng lên không trung trên một tên lửa.

Bachem Ba 349 Natter - Máy bay tồi tệ nhất Thế chiến II ảnh 2 Một bản sao của Bachem Ba349 tại Bảo tàng Deutsches ở Munich , Đức. Ảnh: Wikipedia

Natter được thiết kế và được xây dựng bởi lao động phổ thông với các công cụ chất lượng kém và vật liệu rẻ tiền với mong muốn tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế Đức lúc bấy giờ. Natter không có thiết bị hạ cánh, giúp giảm trọng lượng, tiết kiệmchi phí và thời gian xây dựng.

Tổng cộng có 36 đơn vị máy bay Natter được chế tạo ở Đức Quốc xã. Một số chiếc máy bay đã được đưa vào triển lãm tại các bảo tàng. Tại Munich, triển lãm lịch sử hàng không Đức giai đoạn 1919 -1945, chiếc tiêm kích đánh chặn Natter đã được trưng bày.

Bachem Ba 349 Natter - Máy bay tồi tệ nhất Thế chiến II ảnh 3

Chiếc Ba 349A-1 còn sót lại tại Cơ sở bảo tồn, phục hồi và lưu trữ của Viện Smithsonian ở Suitland, Maryland. Ảnh: Wikipedia

Theo nhà sử học Andreas Hempfer, chiếc máy bay là biểu tượng cho tinh thần sáng tạo và cống hiến hết mình của các kỹ sư Đức trong những tháng cuối của Thế chiến II để tạo ra những vũ khí có vẻ "xuất sắc", nhưng thực tế là "nguyên thủy và dựa trên những ý tưởng thô sơ".

Theo Theo Zvezda, Wikipedia
MỚI - NÓNG