Bắc Giang: Không dừng cơ sở sản xuất, trường học khi xuất hiện F0

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bắc Giang quyết định nới lỏng dần các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 theo hướng thích ứng linh hoạt, an toàn. Trong đó, đáng chú ý, tỉnh Bắc Giang chỉ truy vết F1 có nguy cơ cao, không truy vết F2; chỉ thực hiện xét nghiệm với những người có triệu chứng và không dừng cơ sở sản xuất kinh doanh, trường học khi có F0.

Chiều 24/1, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị trực tuyến ba cấp (tỉnh, huyện, xã) về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Kết luận hội nghị, ông Lê Ánh Dương nhấn mạnh: Mục tiêu trước mắt của tỉnh là phải giữ vững địa bàn “xanh” ở cả ba cấp, bảo đảm an toàn cho nhân dân đón Tết; tập trung chuẩn bị các điều kiện để tiến tới chuyển trạng thái thích ứng linh hoạt, sống chung an toàn với dịch COVID-19, không để dịch cản trở phát triển KT-XH.

Bắc Giang: Không dừng cơ sở sản xuất, trường học khi xuất hiện F0 ảnh 1

Toàn cảnh hội nghị

Để đạt mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị các ngành, địa phương thần tốc, đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc-xin mũi 3, kể cả trong những ngày Tết; vận động cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân thực hiện phương châm đón Tết tại nhà, không đi chúc Tết tập trung; thực hiện nghiêm khai báo y tế đối với người về quê ăn Tết.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo, từ nay, tỉnh Bắc Giang sẽ điều chỉnh chiến lược xét nghiệm, truy vết và cách ly theo hướng chỉ xét nghiệm với trường hợp có triệu chứng, không xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân và những trường hợp đã tiêm đủ 3 mũi vắc-xin, học sinh đã tiêm 2 mũi mà không có triệu chứng; sử dụng test nhanh kháng nguyên là chính. Cơ quan chức năng không truy vết F2, chỉ truy vết F1 có nguy cơ cao; chỉ áp dụng cách ly các trường hợp từ vùng dịch cấp độ 4 trở về; không dừng sản xuất, không dừng hoạt động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường học khi xuất hiện F0.

Đối với công tác điều trị, yêu cầu đẩy nhanh mua sắm trang thiết bị y tế, chuẩn bị đủ cơ số thuốc đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh nhân trong dịp Tết; tiếp tục đẩy mạnh điều trị F0 tại nhà, chỉ đưa vào điều trị tại cơ sở thu dung đối với bệnh nhân thể vừa và F0 là công nhân ở trọ.

Tỉnh Bắc Giang cũng lên kế hoạch chuẩn bị các điều kiện để sau Rằm tháng Giêng sẽ cho các loại hình kinh doanh dịch vụ trở lại hoạt động bình thường. Riêng huyện Sơn Động, tỉnh cho phép các hàng quán hoạt động trở lại từ ngày 1/2.

Các cơ sở thờ tự, tôn giáo được hoạt động trước, trong và sau Tết nhưng không tổ chức các lễ hội tập trung đông người. Các cơ sở du lịch được phép hoạt động nhưng phải có biện pháp phòng chống dịch. Sau Tết, các hoạt động thể thao trong nhà được hoạt động trở lại trong điều kiện bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch.

Tại hội nghị, ông Từ Quốc Hiệu, Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang thông tin: Từ ngày 1/1/2022 đến nay, Bắc Giang phát hiện hơn 4,8 nghìn người nhiễm COVID-19, 3 trường hợp tử vong. Trong đó, tỷ lệ mắc tại cộng đồng chiếm gần 59%; có 76,1% đã được tiêm vắc-xin, 23,9% chưa được tiêm; ba trường hợp tử vong đều liên quan đến những trường hợp có bệnh nền, cao tuổi, chưa được tiêm vắc-xin đủ mũi.

Về tiến độ tiêm vắc-xin, đến hết ngày 23/1, toàn tỉnh tiêm được hơn 3,7 triệu liều; 10/10 huyện, TP hoàn thành tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi và mũi 3 cho 100% công nhân ngoài các KCN tỉnh; đồng thời đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 3 cho người dân đủ điều kiện.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.