Ba tên lửa chống hạm chết chóc nhất thế giới

Ba tên lửa chống hạm chết chóc nhất thế giới
TPO - Sau Chiến tranh lạnh và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, người ta chứng kiến sự chững lại của việc phát triển các tên lửa chống hạm ở phương Tây.

Tuy nhiên, khi căng thẳng giữa Mỹ với  Trung Quốc và Nga gia tăng, cuộc chiến trên biển đã quay trở lại và rõ ràng các quân đội cần những loại vũ khí có thể đánh chìm một tàu chiến hàng chục tấn. Sau đây là 3 loại tên lửa chống hạm được xem là có uy lực hàng đầu, tính chung cả về khả năng đánh trúng lẫn sức công phá.

Brahmos

Được đặt theo tên hai dòng sông Brahmaputra ở Ấn Độ và Moscow ở Nga, tên lửa này là kết quả chương trình hợp tác giữa Ấn Độ và Nga. Được phát triển trong suốt những năm 1990 và đầu thập niên 2000, Brahmos là một trong số ít tên lửa chống hạm được phát triển ở giai đoạn này. Hiện nó có trong kho vũ khí của quân đội Ấn Độ.

Brahmos là tên lửa bay tầm thấp nhanh nhất thế giới. Nó trải qua hai giai đoạn sau khi phóng: giai đoạn đầu sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, giúp tăng tốc lên mức siêu âm (trên 1235km/h). Giai đoạn sau sử dụng  nhiên liệu lỏng, tăng tốc tên lửa lên mức Mach 2.8 (3458/km/h). Tên lửa được nói là bay ở độ cao 10 m so với mặt nước, có tầm bắn gần 300km.

Ba tên lửa chống hạm chết chóc nhất thế giới ảnh 1  

Brahmos cực kỳ linh hoạt, có khả năng gắn trên tàu mặt nước, trên hệ thống phóng đặt trên bờ, trên các máy bay tiêm kích, ví dụ như Su-30 MKI của không quân Ấn Độ. Phiên bản Brahmos gắn trên máy bay có tầm bắn tới 500km.

Brahmos tận dụng tốc độ cao, thiết kế tàng hình, kiểu bay là là mặt nước để tránh hệ thống phòng không của đối phương. Nó bay với tốc độ 952m/giây. Giả dụ radar của đối phương hướng tới độ cao thấp nhất có thể là 20m, Brahmos chỉ có thể bị phát hiện ở cự ly 27km. Và bên phòng thủ chỉ có vẻn vẹn 28 giây để bắt bám, theo dõi và bắn hạ, việc rất khó.

LRASM

Rõ ràng hải quân Mỹ đang cần một tên lửa chống hạm mới. Loại tên lửa Harpoon hiện tại, đã ra đời từ năm 1977. Là một trong các tên lửa chống hạm tốt nhất thời Chiến tranh lạnh, nay nó đang dần trở nên lạc hậu.

Tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) đang là ứng cử viên hàng đầu thay thế Harpoon. LRASM là một biến thể của tên lửa hành trình JASSM-ER trong không quân Mỹ, có nhiều đặc điểm chung. Do hãng Lockheed Martin chế tạo, JASSM-ER có khả năng chống nhiễu, khả năng tàng hình, tầm bắn 750km. Nó được thiết kế để tự động phát hiện và tấn công mục tiêu dựa trên dữ liệu nạp vào. Nó có thể mang theo đầu đạn 450kg, có thể gắn trên hầu hết máy bay tấn công trong không quân Mỹ.

Ba tên lửa chống hạm chết chóc nhất thế giới ảnh 2  

LRASM có kiểu tấn công khác Brahmos. Thay vì đạt tốc độ cao, tên lửa có tốc độ cận âm (gần 1200km/h) sử dụng khả năng tàng hình và ra quyết định độc lập nhằm né tránh các hệ thống phòng không của tàu chiến đối phương.

So với tầm bắn của Harpoon chỉ hơn 100km, tầm bắn 750km của LRASM gia tăng đáng kể năng lực tác chiến của hải quân Mỹ.

Club

Là tên lửa chống hạm được hải quân Nga sử dụng, Club thực ra là một họ tên lửa. Các tên lửa Club rất linh hoạt với nhiều biến thể chống hạm (ví dụ 3M54E1), hải đối bờ, chống ngầm. Tên lửa Club đã được xuất khẩu sang Algeria, Trung Quốc và Ấn Độ.

Ba tên lửa chống hạm chết chóc nhất thế giới ảnh 3  

Loại Club-S có bốn phiên bản, được thiết kế để phóng đi từ ống phóng ngư lôi 533mm, đây là đường kính ống phóng tiêu chuẩn của tàu ngầm khắp thế giới. Club-N là loại phóng từ tàu mặt nước, Club M phóng từ bờ, và Club-K được phóng từ các tàu container ngụy trang.

MỚI - NÓNG