APEC thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo, bao trùm

Bộ Trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Bộ Trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
TP - Hôm qua tại Hà Nội, các bộ trưởng thương mại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tập trung thảo luận về đẩy mạnh tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; về tăng cường tính cạnh tranh, sức sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23) được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 20 và 21/5 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến phát biểu khai mạc và chỉ đạo Hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, APEC cần tăng cường hợp tác kinh tế, kỹ thuật, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong hoạch định chính sách và triển khai các chương trình, dự án hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả, tạo nên tính riêng biệt nổi bật của hợp tác APEC so với những tổ chức, diễn đàn khác trong khu vực và trên thế giới. APEC cũng cần mở rộng hợp tác với các khu vực khác trên thế giới để cùng kết nối, cùng phát triển.

“Tuy nhiên, mọi kế hoạch hợp tác với những mục tiêu tốt đẹp sẽ không thể trở thành hiện thực, nếu chúng ta thiếu lòng tin, quyết tâm chính trị, hợp tác cùng nhau để gìn giữ môi trường hòa bình, bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động đầu tư, lưu chuyển hàng hóa thương mại trong khu vực”, Thủ tướng lưu ý.

Gần đây, châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến nhiều thay đổi cả về chính trị, kinh tế và công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kết nối mạng toàn cầu đang có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của người dân. APEC đang hướng tới mục tiêu xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương thực sự gắn kết cả về con người, hạ tầng cơ sở, công nghệ và thông tin nhằm tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư; đẩy mạnh các chương trình đổi mới toàn diện về cơ chế, chính sách tại các nền kinh tế thành viên.

Hôm qua, các bộ trưởng thương mại APEC thảo luận các nội dung liên quan các ưu tiên “Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm, và tăng cường tính cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Việt Nam đã báo cáo kết quả của Hội nghị APEC về Thương mại và Sáng tạo diễn ra ngày 19/5 tại Hà Nội. Việt Nam cũng thông báo kết quả cuộc thi Ứng dụng số APEC; giải nhất thuộc về nhóm thí sinh Úc.

Tại MRT 23, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh đã báo cáo các bộ trưởng tiến độ triển khai xây dựng Chương trình hành động về thúc đẩy phát triển bao trùm trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính và xã hội trong khu vực APEC cũng như tiến độ xây dựng Khuôn khổ APEC về Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.

Phiên buổi chiều, các bộ trưởng thảo luận ưu tiên quan trọng nhất của APEC về đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực như tình hình kinh tế thế giới và khu vực, các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực, thực hiện mục tiêu Bogor, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, kết nối chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, thương mại số…

Thương mại Việt-Trung sẽ sớm vượt 100 tỷ USD

Ngày 20/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao việc Trung Quốc sớm khẳng định mở cửa thị trường, tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông-thủy sản, thực phẩm, sản phẩm điện tử, than… của Việt Nam vào thị trường nước này; đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi hơn nữa cho việc thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới… Bộ trưởng Chung Sơn nói rằng, Trung Quốc mong muốn nhập khẩu thêm nhiều hàng hóa của Việt Nam, nhằm đưa kim ngạch thương mại song phương sớm vượt qua mốc 100 tỷ USD theo hướng cân bằng cán cân thương mại.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.