Áo bảo hộ bằng giấy: Vừa chống SARS-CoV-2, vừa giảm ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường

HHT - Trong đại dịch COVID-19, đồ bảo hộ cá nhân (PPE) là thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, chất lượng PPE là vấn đề khiến các nhà khoa học phải cân nhắc rất nhiều. Làm sao để đồ bảo hộ có thể bảo vệ người mặc nhưng không làm tăng đáng kể lượng rác thải nhựa bị xả ra môi trường?

Trong nỗ lực chống đại dịch COVID-19, con người đã có thêm rất nhiều sáng kiến, tạo ra thêm rất nhiều sản phẩm hữu ích, không chỉ được sử dụng trong ngành y mà trong cả cuộc sống hằng ngày. Chiếc áo bảo hộ mới này là một ví dụ, và nó dường như chính là giải pháp giải quyết được cả hai vấn đề: Đáp ứng đủ đồ bảo hộ cho cả nhân viên y tế lẫn bệnh nhân, và giảm lượng rác thải nhựa bị xả ra môi trường.

Đây là loại áo bảo hộ bằng giấy được cán mỏng với lớp phủ nhựa dẻo, siêu nhẹ. Sản phẩm được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash (Úc).

Áo bảo hộ bằng giấy: Vừa chống SARS-CoV-2, vừa giảm ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường ảnh 1 Áo bảo hộ bằng giấy của Đại học Monash. Ảnh: Monash.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, giấy chính là loại vật liệu mà chúng ta chưa nghĩ đến, nhưng lại rất có ích khi tạo ra đồ bảo hộ. Các loại giấy in báo và giấy được tẩy trắng sẽ được phủ lớp nhựa dẻo có độ dày khác nhau, từ đó làm thành áo chống COVID-19.

Để kiểm tra mức độ xâm nhập của vi-rút, vi khuẩn, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nhuộm huỳnh quang. Theo đó, nếu vi-rút "tấn công" lớp phủ nhựa của áo bảo hộ bằng giấy, tạo ra lỗ và làm lộ giấy, thì thuốc nhuộm huỳnh quang sẽ "đánh dấu" các "điểm yếu" đó. Ngoài ra, đội ngũ nghiên cứu cũng đã xác định được loại giấy tẩy trắng với lớp phủ phù hợp, để tạo đường may chắc chắn, độ co giãn cao, có thể cản trở sự xâm nhập của virus.

Áo bảo hộ bằng giấy: Vừa chống SARS-CoV-2, vừa giảm ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường ảnh 2 Giấy là vật liệu có nhiều tiềm năng trong việc sản xuất áo bảo hộ chống COVID-19. Ảnh: Monash.

"Mặc dù giấy không phải là vật liệu thông thường mà chúng ta hay nghĩ đến khi sản xuất áo bảo hộ, nhưng thực tế, nó lại là vật liệu dễ kiếm, dễ được sử dụng trong sản xuất đại trà ở hầu hết các quốc gia" - Giáo sư Gil Garnier ở Đại học Monash cho biết. Không những vậy, giấy có giá thành tốt, lại dễ phân hủy hơn nhựa, nên đây có thể là một ý tưởng rất quan trọng trong ngành y nói riêng và cuộc sống nói chung.

Áo bảo hộ bằng giấy: Vừa chống SARS-CoV-2, vừa giảm ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường ảnh 3
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?