Anh - Nga căng thẳng về vụ cựu điệp viên bị ám sát

Alexander Litvinenko. Ảnh: RT.
Alexander Litvinenko. Ảnh: RT.
Giới chức Anh hôm nay cáo buộc chính phủ Nga ra lệnh hạ độc cựu điệp viên Alexander Litvinenko vào năm 2006, trong khi Moscow bác bỏ và tố London cố tình chính trị hóa vụ việc.

RT cho hay ông Robert Owen, người đứng đầu cuộc điều tra về cái chết của Litvinenko, tuyên bố đưa ra kết luận trên dựa vào lời khai của nhiều nhân chứng và phân tích các bằng chứng. Theo Owen, người của an ninh Nga đã ám sát Litvinenko, và sự hợp tác giữa Litvinenko với tình báo Anh có thể là một yếu tố dẫn đến cái chết của ông này.

Litvinenko, 43 tuổi, từng là một điệp viên của Nga. Ông này bỏ trốn sang Anh vào năm 2000 sau khi tiết lộ các thông tin mật về an ninh quốc gia. Marina, vợ của Litvinenko, cho hay chồng bà sau đó làm việc cho cơ quan an ninh Anh.

Litvinenko thiệt mạng vào năm 2006 sau khi uống trà xanh bị tẩm đồng vị phóng xạ hiếm polonium-210 tại một khách sạn ở London.

Kết luận điều tra của ông Robert cáo buộc hai người Nga là Andrei Lugovoy, cựu vệ sĩ của ủy ban an ninh quốc gia, và đồng nghiệp là Dmitry Kovtun, là những người đã ra tay hạ độc Litvinenko. Nước này đang cân nhắc áp dụng nhiều biện pháp để phản đối Nga.

Bộ Ngoại giao Nga bác bỏ kết luận của giới chức Anh và cho rằng cách London xử lý vụ việc này gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương.

"Chúng tôi lấy làm tiếc khi một vụ việc hình sự đơn thuần bị chính trị hóa và phủ bóng tối lên bầu không khí chung trong quan hệ song phương", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, nói. "Quá trình điều tra này không minh bạch với phía Nga hoặc với xã hội vì các bằng chứng được xác minh kín với lý do chúng là bí mật".

Do đó, theo bà, kết luận cuối cùng về vụ ám sát Litvinenko là kết quả của một "quá trình mang động cơ chính trị và vô cùng mờ ám".

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.