Anh: Không cần bỏ phiếu về EU nữa

Anh: Không cần bỏ phiếu về EU nữa
Ngoại trưởng Jack Straw nói "không có lý do" gì nữa để theo đuổi việc trưng cầu dân ý về Hiến pháp của EU sau khi dân Pháp và Hà Lan đã bỏ phiếu chống.

Ông Straw tuyên bố trước Quốc hội Anh rằng Chính phủ sẽ hoãn các kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý về Hiến pháp châu Âu, vốn lúc trước đã dự kiến sẽ vào mùa xuân năm sau.

Hai lãnh tụ Pháp và Đức, Jacques Chirac và Gerhard Schroeder, thì tuyên bố là họ muốn tiến trình thông qua tiếp tục.

Người phụ trách về ngoại giao của đảng Bảo thủ đối lập ở Anh, ông Liam Fox, đã diễn tả hai ông này là "những con khổng long chính trị" và yêu cầu ông Straw hãy tuyên bố hủy bản Hiến pháp.

Bác sĩ Fox kêu gọi Chính phủ hãy hoàn toàn hủy bỏ kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý. Ông nói một bản hiến pháp đã "bị bác bỏ toàn diện" bởi nhân dân Pháp và Hà Lan là "một điều không tốt cho Anh  và cho châu Âu nói chung".

"Nhưng những con khổng long chính trị hiện đang nắm quyền ở Pháp và Đức và một đội quân quan chức của Liên hiệp vốn trông cậy vào Liên hiệp để kiếm ăn, vẫn coi như là không có chuyện gì xảy ra cả".

Các lãnh tụ EU sẽ tìm cách đi đến một giải pháp khỏi cuộc khủng hoảng này khi họ nhóm họp thượng đỉnh ở Brussels vào này 16/6 này

Một diễn biến may mắn cho Chính phủ Anh

Quyết định của Chính phủ Anh như vậy là đi ngược lại với quyết định trước đây.

Người ta nhớ lại có lúc rơi vào thế yếu chính trị, Thủ tướng Tony Blair đã hứa Anh sẽ trưng cầu dân ý về Hiến pháp châu Âu.

Vào lúc đó, vấn đề trưng cầu là cốt để đưa ra tranh luận về vai trò của Anh tại châu Âu trong kỳ vận động tranh cử, bởi đảng đối lập chính là đảng Bảo thủ từng dọa sẽ xem đó là vấn đề lớn trong kỳ tranh cử.

Thế nhưng các nhà quan sát chính trị tin rằng ông Tony Blair sau đó đã cảm thấy hối tiếc về việc đưa ra lời hứa sẽ tổ chức trưng cầu, đơn giản chỉ vì thăm dò dư luận cho thấy chưa bao giờ dân chúng tại Anh lại muốn bỏ phiếu ủng hộ cả.

Do vậy khi Pháp và Hà Lan bỏ phiếu chống lại Hiến pháp châu Âu vào tuần trước thì nhiều người tin rằng Chính phủ của ông Tony Blair đã âm thầm thở phào nhẹ nhõm.

Thế nhưng các Bộ trưởng của Anh chắc chắn không muốn được xem là các chính khách đầu tiên tuyến bố bản Hiến pháp không thể sống nổi.

Đó một phần là vì tới đây Anh sẽ đóng vai trò nhạy cảm về chính trị với tư cách là Chủ tịch luân phiên của EU và phần khác là bởi Pháp và Đức vẫn thúc giục các nước tiếp tục quá trình trưng cầu bản Hiến pháp châu Âu này.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.