Anh 'học' Mỹ cấm thiết bị điện tử trên cabin

Sau Mỹ, Anh là quốc gia thứ 2 áp lệnh cấm đưa thiết bị điện tử lớn hơn ĐTDĐ lên máy bay.
Sau Mỹ, Anh là quốc gia thứ 2 áp lệnh cấm đưa thiết bị điện tử lớn hơn ĐTDĐ lên máy bay.
TPO - Chính phủ Anh đã ban hành một lệnh cấm mang máy tính xách tay và máy tính bảng trên các chuyến bay từ 6 quốc gia, sau khi Mỹ có động thái tương tự hôm thứ Hai (20/3). Tuy nhiên, quy định mới này lại vấp phải sự phản đối từ các nước bị ảnh hưởng và các chuyên gia công nghệ.

Anh học Mỹ áp lệnh cấm thiết bị điện tử trên cabin

The Guardian đưa tin, lệnh cấm sử dụng các thiết bị điện tử lớn hơn điện thoại di động áp dụng cho tất cả các chuyến bay chở khách trực tiếp từ Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan, Ai Cập, Tunisia và Ả Rập Saudi.

Như vậy sẽ có 6 hãng hàng không Anh - British Airways, EasyJet, Jet2, Monarch, Thomas Cook và Thomson – và 8 hãng vận tải nước ngoài bị ảnh hưởng.

Lệnh cấm này loại trừ những chuyến bay chở du khách Anh quá cảnh tại các sân bay châu Âu. Được biết, các nước châu Âu cũng đang cân nhắc áp dụng quy định hạn chế tương tự.

Theo đó, khách hàng đến Anh từ các quốc gia bị ảnh hưởng không được phép mang bất kỳ thiết bị điện tử nào như điện thoại, laptop hoặc máy tính bảng lớn hơn smartphone thông thường, có kích cỡ 16cm x 9.3cm x 1.5cm, vào khoang hành khách.

Tuy nhiên, hạn chế này được miễn trừ cho các sản phẩm điện thoại thông minh, bao gồm iPhone 7 và Samsung Galaxy S7 Edge, không giới hạn kích cỡ.

Những thiết bị này chỉ có thể vận chuyển theo hành lý xách tay. Lệnh cấm không có giới hạn thời gian và sẽ áp dụng cho đến khi có thông báo mới.

Anh 'học' Mỹ cấm thiết bị điện tử trên cabin ảnh 1

Sân bay Quốc tế Cairo là một trong số những khu vực ở Trung Đông bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Anh và Hoa Kỳ. 

Bộ trưởng Vận tải Anh Chris Crayling cho biết, đã liên lạc với Mỹ để hiểu cách tiếp cận của họ.

“Chúng tôi hiểu rõ nhưng bất tiện mà biện pháp này có thể gây ra. Hiện chúng tôi đang làm việc với các đối tác hàng không khác để giảm thiểu tối đa bất kỳ tác động tiêu cực nào. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo an toàn cho công dân Anh”, theo văn bản trình Nghị viện của Bộ trưởng Crayling.

Ông Crayling nhấn mạnh, lệnh cấm không phải để hạn chế mọi người bay đến hoặc đi ở các quốc gia bị ảnh hưởng.

“Chúng tôi vẫn mở cửa kinh doanh. Mọi người nên tiếp tục kế hoạch đi lại và tuân thủ các thủ tục an ninh”, ông Grayling nói.

Các nguồn tin của Chính phủ Anh khẳng định, quy định mới không liên quan đến lệnh cấm của Donald Trump đối với các công dân từ các nước Hồi giáo nhập cư vào Mỹ.

Cơ quan an ninh anh xem đây là phản ứng cần thiết đối với các mối đe dọa khủng bố đang có chiều hướng gia tăng.

Một nguồn tin cấp cao tiết lộ, Thủ tướng Anh Theresa May đã tổ chức một số cuộc họp trong vài tuần qua về an ninh hàng không, trước khi thông báo lệnh cấm vào sáng 21/3.

Trước đó, ngày 20/3, Mỹ ban hành lệnh cấm tương tự, áp dụng với tất cả các hãng hàng không của 13 quốc gia.

“Đánh giá của cơ quan tình báo cho thấy, các nhóm khủng bố tiếp tục nhắm mục tiêu vào thương mại hàng không, bao gồm buôn lậu các thiết bị nổ trong các mặt hàng tiêu dùng khác nhau”, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ tuyên bố.

“Không vì mục đích an ninh”

Với lệnh cấm mới, Mỹ và Anh kỳ vọng sẽ phần nào giảm thiểu nguy cơ tấn công khủng bố trên các chuyến bay.

Tuy nhiên, các chuyên gia kỹ thuật tuyên bố, lệnh cấm không phục vụ mục đích an ninh. Lý do đưa ra, nếu có những lo ngại nguy cơ thiết bị điện tử mang đến trên cabin, rủi ro tương tự có thể tồn tại trong hành lý ký gửi; hơn nữa, nhiều smartphone, không thuộc phạm vi điều chỉ, cũng không khác gì các thiết bị điện tử bị cấm.

Anh 'học' Mỹ cấm thiết bị điện tử trên cabin ảnh 2

Smartphone cũng ẩn chứa nguy cơ khủng bố nhưng không bị cấm đưa lên cabin.

Nicholas Weaver, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Máy tính Quốc tế thuộc Đại học California (Mỹ), nhận định: “Thật lạ lùng, bởi vì nó không phù hợp với các mối đe dọa thông thường. Nếu bạn cho rằng kẻ tấn công quan tâm đến việc biến một chiếc laptop thành một quả bom, nó sẽ hoạt động tốt hơn khi ở trong hành lý ký gửi. Nếu bạn lo lắng về việc bị hack, smartphone chính là máy tính”.

Trong khi, Bruce Schneier, một chuyên gia về an ninh công nghệ Hoa Kỳ, cho rằng, quy định mới của Mỹ vô hình tạo ra khó khăn trong đi lại.

“Từ quan điểm công nghệ, không có gì thay đổi trong suốt 12 năm qua và hiện tại. Nghĩa là, không có đột phá công nghệ mới nào làm cho mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng hơn. Và chắc chắn, không có công nghệ nào có thể hạn chế mối đe dọa mới đối với một số hãng hàng không Trung Đông”, Schneier nói.

Còn theo Paul Schwartz, giáo sư tại Đại học California, khủng bố cài cắm người khắp thế giới, đưa ra các hạn chế đối với một số quốc gia không giúp mối đe dọa khủng bố giảm đáng kể.

Các quốc gia bị ảnh hưởng lên tiếng

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Washington, ông Serdar Kilic, gọi hành động của Mỹ và Anh là “không thể chấp nhận được” và “không thực tế”. Ông Kilic tố, tình báo phương Tây không kiểm tra sân bay Istanbul trước khi áp lệnh cấm.

Bộ trưởng Giao thông Thổ Nhĩ Kỳ, Ahmet Arslan, cho biết, đang đàm phán với các quan chức để “ngăn chặn hoặc giảm bớt” các hạn chế.

Tại Beirut, dư luận hoàn toàn bất ngờ khi biết tin Lebanon nằm trong 6 quốc gia bị cấm thiết bị điện tử ở Anh.

Issa Falaha, một chủ ngân hàng ở Beirut, nghi vấn: “Tôi không mong đợi gì ở Trump. Nhưng tại sao Vương quốc Anh lại làm điều khó hiểu này.

Tính đến nay đã có hai cuộc kiểm tra máy tính trên các chuyến bay của British Airways rời Beirut… Tôi hy vọng nước Anh không theo đuổi mù quáng phía sau Trump, nhưng trong bối cạnh thế giới hiện nay, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra”.

“Chúng tôi đã mất máy bay vào năm ngoái vì khủng bố, do đó chắc chắn có mối đe dọa. Nhưng tất cả quốc gia này (có trong lệnh cấm của Mỹ) đều không nằm trong danh sách cấm đi lại. Đó là phân biệt đối xử”, Gamal Ramadan, một thương gia từ Alexandria (Ai Cập), nêu ý kiến.

Bất chấp luồng phản ứng trái chiều, một số quốc gia đang xem xét áp dụng lệnh cấm tương tự như Mỹ và Anh, đại diện là Canada và một số quốc gia châu Âu.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Canada ngày 21/3 tuyên bố, đang xem xét cấm các thiết bị điện tử cá nhân trên các chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và Bắc Phi.

Theo Theo Guardian, Reuters
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.