Thói quen ăn uống không khoa học: Nếu bạn ăn nhanh, hoặc ăn khi bạn đang nói chuyện hay làm việc, khi đó bạn đang nuốt nhiều không khí. Không khí vào nhiều làm dạ dày căng lên giống như khi nhai kẹo cao su. Vì thế nên tạo thói quen ăn chậm và ăn tập trung.
Không tiêu hóa được sữa: Khi có tuổi, cơ thể của bạn làm giảm sản xuất các enzyme lactate, để tiêu hóa các sản phẩm từ sữa. Nếu bạn thấy bị đầy hơi mỗi khi uống sữa hoặc ăn pho mát, bạn nên dừng sữa trong vài ngày để xem có sự khác biệt không.
Thay đổi nội tiết tố: thời kì mãn kinh hoặc giai đoạn thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây ra đầy hơi. Đó là chưa rõ liệu estrogen hay progesterone là thủ phạm, cách khắc phục là nên tập thể dục để ngăn chặn đầy hơi và cải thiện nhu động ruột.
Táo bón cũng gây ra đầy hơi, vì vậy nếu bạn đang bị táo bón bạn nên uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và thêm chế độ ăn nhiều chất xơ. Khi có tuổi thì hay bị táo bón hơn khi còn trẻ, nên cố gắng tạo thành thói quen ăn uống và tập thể dục cho tốt.
Ăn quá nhiều chất xơ: Trong khi quá ít chất xơ có thể gây táo bón và dẫn đến đầy hơi, quá nhiều chất xơ cũng vậy. vì các vi khuẩn trong ruột chỉ có thể tiêu hóa nó đến mức độ nào, nên có thể gây ra đầy hơi. Vì vậy nên ăn vừa chất xơ.
Ăn thực phẩm có đường: vì vi khuẩn trong ruột nhỏ và ruột lớn tiêu hóa đường và tạo ra khí. Nếu bạn ăn quá nhiều đường có thế gây đấy hơi thường xuyên. Vì thế nên hạn chế đường, đồ ngọt
Hút thuốc: Những người hút thuốc có xu hướng hít nhiều không khí, khiến họ cảm thấy dầy hơi. Các giải pháp rõ ràng là bỏ thuốc, hút ít thuốc lá mỗi ngày. Cách tốt nhất là nên bỏ thuốc
Trào ngược axit: khi bị chướng bụng, hoặc buồn nôn sau bữa ăn, có thể do bạn bị trào ngược axit, hoặc khó tiêu. Các axit trong dạ dày trào lên thực quản, do ăn quá nhiều, hút thuốc, uống rượu, béo phì, và mang thai ở độ tuổi trên 35. Cách xử lí là nên uống nước uống có ga, hay thuốc kháng axit…
Hội chứng ruột kích thích: là sự kết hợp của đầy hơi và đau bụng hoặc chuột rút. Nó được gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng đường ruột hoặc thậm chí căng thẳng. Để ngăn chặn nó, nên ăn chia bữa ăn thành bữa nhỏ và tránh đồ uống có chứa cafein kích thích ruột.
Mất cân bằng vi khuẩn: khi vi khuẩn đường ruột phát triển nhiều, cũng gây ra đầy hơi, sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột xảy ra khi bạn bị cúm hay nhiễm trùng. Để khắc phục sự mất cân bằng này, nên tránh các thực phẩm như bơ, anh đào, mận, đậu, đậu lăng, đậu nành, lúa mì, hành tây, tỏi trong vài ngày.
Nhạy cảm với gluten: Những người bị bệnh loét dạ dày hoặc rối loạn tự miễn dịch khác có thể không có khả năng xử lý gluten, gây ra đầy hơi.
Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột mãn tính gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Triệu chứng bao gồm đau bụng, tiêu chảy, sụt cân, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, ói mửa, và thiếu máu. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến tổn thương gan, loãng xương và ung thư ruột kết. Vì vậy nên đi khám bác sĩ ngay.