Ấn tượng trang phục dân tộc tại Đại hội Đoàn tỉnh Lạng Sơn

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lạng Sơn lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thành công tốt đẹp. Tại Đại hội, bên cạnh màu áo xanh truyền thống của Đoàn, có nhiều bạn trẻ diện những bộ trang phục đậm đà bản sắc dân tộc của người Tày, Nùng, Dao, Mông…

Theo báo cáo của Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lạng Sơn lần thứ XIV, tham dự Đại hội lần này có 260 đại biểu ưu tú, đại diện cho trên 47.000 đoàn viên trong toàn tỉnh. Trong đó có tới 222 đại biểu là người dân tộc thiểu số, chiếm 85,38%.

Ấn tượng trang phục dân tộc tại Đại hội Đoàn tỉnh Lạng Sơn ảnh 1

Triệu Phương Ly (dân tộc Nùng) và Nguyễn Ngọc Ngà (dân tộc Tày) diện trang phục dân tộc tham dự Đại hội. Ảnh: Duy Chiến

Ấn tượng trang phục dân tộc tại Đại hội Đoàn tỉnh Lạng Sơn ảnh 2

Người Tày, Nùng chiếm khoảng 80% dân số ở Lạng Sơn, có bản sắc văn hóa, trang phục độc đáo. Ảnh: Duy Chiến

Ấn tượng trang phục dân tộc tại Đại hội Đoàn tỉnh Lạng Sơn ảnh 3

Chị Lý Thị Lan (bìa phải), dân tộc Dao, Bí thư Huyện đoàn Văn Quan diện trang phục dân tộc dự Đại hội. Ảnh: Duy Chiến

Ấn tượng trang phục dân tộc tại Đại hội Đoàn tỉnh Lạng Sơn ảnh 4

Đại biểu trẻ người Mông dự Đại hội. Ảnh: Duy Chiến

Đại biểu Triệu Phương Ly (sinh năm 2003, dân tộc Nùng, sinh viên K18 khoa Đào tạo giáo viên mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn) cho biết: “Quê em ở vùng núi đá Hữu Lũng, nơi vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán. Bộ quần áo dân tộc Nùng được các bà, các mẹ may vá, thêu thùa trên chất liệu vải chàm xanh đen. Không sặc sỡ sắc màu, trang phục của dân tộc Nùng mang vẻ đẹp đằm thắm, với điểm nhấn hoa chỉ màu kín đáo nơi tà áo”.

Đại biểu Mã Thị Hồng (dân tộc Tày, Phó Bí thư huyện đoàn Đình Lập) cho biết: "Trang phục của người Tày đơn giản một sắc chàm, nét đặc sắc thể hiện ở những mẫu hoa văn trên vải. Phụ nữ thường mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng ở cổ, tay, chân bằng bạc".

Ấn tượng trang phục dân tộc tại Đại hội Đoàn tỉnh Lạng Sơn ảnh 5

Đại biểu các dân tộc Tày, Nùng, Dao dự Đại hội. Ảnh: Duy Chiến

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.