Dù bạn ăn khoai tây chiên hay kem kèm với bữa chính, năng lượng có thể vẫn được tiêu hao bớt. Nhưng nếu ăn từ 10 giờ trở đi, có khả năng cao là bạn sẽ tăng cân, dù bạn vẫn ăn lượng thức ăn bình thường.
Những chuyên gia đã phát hiện rất nhiều chứng cứ liên hệ giữa giấc ngủ và cân nặng trong những năm gần đây. Phần nhiều trong số đó cho rằng cơ thể bạn nhận biết khi nào cần thức dậy và cần thức ăn, khi nào không cần ăn bất cứ gì.
Khi bạn ăn vào thời gian không bình thường, ví dụ như nửa đêm, thời gian đáng lẽ phải dùng để ngủ, các phần nội tạng có chức năng chuyển hóa như gan sẽ trở nên "hoang mang". Chúng không được chuẩn bị để làm việc với lượng chất dinh dưỡng bổ sung vào lúc ấy nên chúng sẽ chuyển hóa lượng chất này kém hiệu quả hơn. Điều này sẽ gây tác động lên lượng insulin và đường huyết của bạn khiến cơ thể bạn tích trữ nhiều mỡ hơn.
Nghiên cứu thực tế trên những người thường ăn khuya như công nhân làm đêm, những người bị Hội chứng Ăn đêm (thường ăn đến 25% lượng thực phẩm hằng ngày sau bữa tối) cho thấy họ có vòng eo trung bình to hơn và số BMI cao hơn so với người ăn theo thời khóa biểu bình thường. Dù những phụ nữ khỏe mạnh ăn đêm, chuyển hóa tinh bột của họ vẫn chậm lại, dung nạp glucose thấp hơn, đốt cháy lượng calo ít hơn trong khi ngủ so với người ăn sớm.
Với những người có thói quen ăn đêm, bạn cần chuyển bữa chính lên sớm hơn, đồng thời không nên chọn thực phẩm ít dinh dưỡng lành mạnh vào buổi tối. Tuy nhiên, khi ăn đêm thì ngay cả thức ăn lành mạnh nhất cũng có thể làm rối loạn bộ máy chuyển hóa. Bạn không nên ăn bất cứ thứ gì hai giờ trước khi ngủ.
Khi phải ăn đêm vào những ngày như cuối tuần, làm việc bận rộn, du lịch…, ít nhất bạn chỉ nên ăn nhẹ nhàng hơn. Nhiều người vẫn ăn ít vào bữa sáng và trưa nhưng ăn tối nhiều. Tuy vậy, bạn có thể tìm cách cân bằng ngược lại.