Ấn Độ phát triển vũ khí siêu vượt âm: Lời đáp trả hải quân Trung Quốc

Bản vẽ mô tả cảnh tàu chiến Ấn Độ phóng tên lửa chống hạm siêu vượt âm
Bản vẽ mô tả cảnh tàu chiến Ấn Độ phóng tên lửa chống hạm siêu vượt âm
TPO - Các tên lửa siêu vượt âm tiên tiến có thể làm tăng vọt năng lực của các tàu chiến Hải quân Ấn Độ trong một cuộc xung đột tiềm tàng. Vụ thử nghiệm bắn thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm đầu tiên của của Ấn Độ đã diễn ra hôm thứ Hai.

Vụ thử diễn ra trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng trên biên giới. Đã có một loạt vụ đụng độ và nổ súng ở biên giới trong cùng ngày New Delhi thử nghiệm vũ khí mới. Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc mở rộng ra cả lĩnh vực hàng hải, nơi mà sự bành trướng nhanh chóng của hải quân Trung Quốc có thể sớm vươn ra Ấn Độ Dương.

Theo Forbes, loại vũ khí được gọi là Phương tiện trình diễn công nghệ siêu âm bản địa (HSTDV) này của Ấn Độ cần chứng minh các loại công nghệ có thể được tích hợp vào vũ khí thế hệ tiếp theo. Đây có thể là một cách mà Hải quân Ấn Độ có thể dùng để đối trọng với việc Hải quân Trung Quốc chuyển sang chế tạo tên lửa đạn đạo chống hạm.

Thiết bị thử nghiệm HSTDV được phát triển bởi DRDO (Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng). Nó có tầm bắn ngắn và không mang đầu đạn. Một tên lửa chống hạm sử dụng công nghệ tương tự có thể có tầm bắn vài trăm dặm. Nhưng tốc độ tăng lên, so với các tên lửa hiện tại, có thể phải đánh đổi bằng tầm bắn. Tuy nhiên, tên lửa siêu vượt âm vẫn có thể có tầm bắn hữu ích và tốc độ của chúng khiến chúng cực kỳ khó bị đánh chặn.

Việc ra mắt HSTDV dường như đã bị trì hoãn kể từ tháng 8. Các nhà quan sát tình báo nguồn mở đã dự đoán trước bằng cách sử dụng các thông báo cảnh báo được đưa ra khi khí tài được vận chuyển trong khu vực. Tài khoản Twitter @detresfa_ đã nói thời gian ra mắt vũ khí mới của Ấn Độ là từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 8, nhưng việc sau đó đã bị hoãn lại. Thông báo cuối cùng là đóng cửa không phận từ 4:30 sáng 7 tháng 9 đến 8:30 sáng 8 tháng 9. Dù nguyên nhân của sự chậm trễ là gì, cuộc thử nghiệm được nói là đã thành công.

DRDO được biết đến với việc đang nghiên cứu tên lửa chống hạm siêu vượt âm có tên là BrahMos-II. Vũ khí này kế thừa tên lửa chống hạm BrahMos của Hải quân Ấn Độ, vốn đã có tốc độ siêu âm. BraMos bay với tốc độ gấp 3 lần tốc độ âm thanh, tức Mach 3. Là kết quả chương trình hợp tác phát triển với Nga, tên lửa BraMos có thiết kế dựa trên tên lửa P-800 Oniks  của Nga và sử dụng một động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) để đạt tốc độ cao.

Ramjet là một loại động cơ phản lực đơn giản về mặt cơ học nhưng cần phải di chuyển với tốc độ âm thanh để bắt đầu tạo ra lực đẩy. Vì lý do này, chúng cần một động cơ đẩy khởi tốc để đạt tốc độ cần thiết cho động cơ ramjet.

Tên lửa siêu vượt âm sẽ nhanh gấp đôi, bay với tốc độ vượt quá Mach 6. Chúng thực hiện điều này bằng cách sử dụng một động cơ scramjet, tức động cơ đốt phản lực siêu âm. Động cơ này thậm chí còn đơn giản hơn ramjet nhưng cần sơ tốc cao hơn nữa.

Tên lửa chống hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon của Nga được xem là tiêu chuẩn của loại vũ khí này, hiện chỉ được đưa vào hoạt động trên tàu chiến và tàu ngầm. BrahMos-II, một dự án chung Ấn Độ-Nga dường như rất giống với Zircon và có thể có liên quan. Không rõ chính xác HSTDV liên quan đến Brahmos-II như thế nào.

Đối thủ chính của Ấn Độ, Trung Quốc, đang nhanh chóng mở rộng năng lực hải quân. Họ sẽ sớm có ít nhất ba tàu sân bay và một loạt các tàu khu trục, khinh hạm và tàu ngầm cỡ lớn. Mặc dù Trung Quốc không được cho là có tên lửa chống hạm siêu vượt âm, nhưng nước này có một số dự án vũ khí phức tạp. Nhiều tàu chiến của nước này mang tên lửa chống hạm hiệu suất cao. Và chúng được bổ trợ bởi các tên lửa đạn đạo chống hạm mang đến những thách thức riêng trong việc phòng thủ.

Tuy nhiên, tên lửa chống hạm siêu vượt âm của Ấn Độ sẽ khiến các nhà hoạch định của hải quân Trung Quốc phải đau đầu. Ở một số khía cạnh, chúng là đối trọng với hạm đội hải quân ngày càng hùng mạnh của Trung Quốc.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.