'Ăn của dân không từ cái gì'

'Ăn của dân không từ cái gì'
TPO - Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói, từ tiền thương binh liệt sĩ, đến tiền của trẻ em vùng cao, tiền dành cho người nghèo…, ăn hết. Ngay ở giữa thủ đô Hà Nội cũng xảy ra chuyện ăn vacxin...
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Có hạn chế nhưng chưa rõ trách nhiệm

Sáng 11/9, Thường vụ Quốc hội thảo luận sau khi nghe Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đặt câu hỏi, báo cáo cho rằng 4 năm thực hiện luật BHYT đã đạt được nhiều mặt khích lệ, nhưng khích lệ là cái gì? Tôi thấy rằng, chưa được, bởi mới chỉ đạt được một số mặt, trong khi đây là báo cáo chung. Cho nên phải đánh giá lại.

Báo cáo có nêu nhiều nguyên nhân hạn chế yếu kém, nhưng trách nhiệm thì lại không có? Đánh giá nặng về BHYT, nhưng khám chữa bệnh cho BHYT thì lại đánh giá không sâu, thực hiện BHYT bằng việc khám chữa bệnh như thế nào? Y đức như thế nào?

Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng, phải làm rõ hơn mục đích giám sát tìm ra tồn tại và trách nhiệm khắc phục như thế nào?

'Nhân bản' mẫu xét nghiệm, đáng lý phải bắn!

Bức xúc trước vụ việc “nhân bản” mẫu xét nghiệm huyết học tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội), Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, “làm như vậy đáng lý ra phải bắn chứ đừng có đùa

BHYT đang để ở BHXH hay Bộ Y tế? từ quản lý sử dụng quỹ này và thẻ BHYT thì người dân được cái gì chưa được cái gì là chưa rõ, bức xúc rất nhiều. Do chúng ta chưa quy định rõ kết dư và bội chi trong BHYT thì cấp nào tuyến nào cũng muốn giữ BHYT ảnh hưởng tới tính mạng của ng bệnh, quy định của chúng ta phải sửa cái gì phải làm rõ? Ông Lý nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, giám định khám bệnh thế nào? thì cần phải phân tích sâu hơn. Bây giờ bệnh nhẹ nhưng lại kê nhiều đơn thuốc, yêu cầu xét nghiệm nhiều vượt quá BHYT. Vậy giám định việc này như thế nào?

Vấn đề bệnh viện quá tải thì ai cũng thấy rõ rồi. Nếu không có tiền đầu tư của nhà nước thì như thế nào? trong tình hình khó khăn thế này, chúng ta để dở các bệnh viện đa khoa, giờ không đầu tư thì bỏ đi à? Vậy phải giải quyết như thế nào?

Thứ trưởng Bộ tài chính Nguyễn Thị Minh cho rằng, do nước ta còn nghèo, ngân sách đất nước còn hạn chế, nên chia sẻ với Bộ Y tế. Tiền thấp thì không đáp ứng được yêu cầu.

Vụ ăn bớt vacxin tại trung tâm y tế dự phòng Hà Nội gần đây
Vụ ăn bớt vacxin tại trung tâm y tế dự phòng Hà Nội gần đây.

Một người có nhiều thẻ bảo hiểm y tế

“Số thẻ phát ra còn nhiều hơn số dân. Có cán bộ nhà nước mà có 3 thẻ. Từ thời tôi làm bộ trưởng đã 10 năm nay rồi, mà đến nay tình trạng này vẫn còn xảy ra. Vậy chúng ta quản lý như thế nào? Vì vậy, cần làm rõ nội dung này?” Chủ tịch Hội đồng dân tộc Kso Phước nói.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cho biết, trách nhiệm của việc cấp trùng thẻ BHYT chính là các tỉnh, vì các tỉnh chỉ đạo quản lý sở y tế, bảo hiểm xã hội thực hiện. Hiện mới có 36 tỉnh báo cáo về trùng thẻ BHYT.

Theo bà Minh, việc trùng thẻ bảo hiểm Y tế do “mô hình tổ chức chưa rõ nét, dẫn đến hiểu chưa đúng”. Đây không có tham nhũng mà chỉ trùng giữa người này với người kia thôi. Ngay cả trong thanh tra, kiểm tra cũng chỉ có quyền kiến nghị chứ hoàn toàn không có thẩm quyền xử phạt.

Ăn của dân không từ một cái gì

 Từ tiền thương binh liệt sĩ, đến tiền của trẻ em vùng cao, tiền dành cho người nghèo…, ăn hết. Ngay ở giữa thủ đô Hà Nội cũng xảy ra chuyện ăn vacxin, đáng lẽ ra tiêm cho một người, giờ tiêm cho hai người. Tôi đi rất nhiều nơi, nhưng càng đi tôi càng thấy buồn 

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, “hạn chế chắc chắn rất nhiều". Vài thập kỷ nữa vẫn còn hạn chế. Bởi vấn đề an sinh xã hội thì phải luôn cần được cải thiện.

Bà Tiến cũng cho rằng, an sinh xã hội của ta cũng tốt hơn nhiều nước. “Vì vậy, cũng không nên kết luận bức tranh xám quá”.

“Bộ Y tế quản lý nhà nước nhưng không được quản lý tiền. Chủ tịch quỹ là ở Bộ Tài chính, còn quỹ bảo hiểm y tế thuộc bảo hiểm xã hội quản. Như vậy, chúng tôi quản lý nhà nước về ngành, nhưng tiền cũng không có, quân cũng không có, quyền thì không đủ”, Bộ trưởng Tiến giải thích.

Chia sẻ với khó khăn của ngành Y tế, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho biết “bức xúc ngành y tích tụ từ trước đến nay, chứ không phải chỉ ở nhiệm kỳ này, cho nên nhiều lúc bộ trưởng cũng bị oan”.

Theo Viết
MỚI - NÓNG