Ăn chay và bệnh đái tháo đường

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Một chế độ ăn giàu rau quả, ngũ cốc nguyên cám và các loại quả họ đậu, những thực phẩm này rất giàu chất xơ và hợp chất phytochemicals, mức calo lại thấp. Tất cả những yếu tố này đều rất có lợi cho người bị bệnh đái tháo đường.

Thực đơn ăn chay

Một thực đơn chay giàu dinh dưỡng bao gồm:

1. Trái cây, rau, đậu các loại sẽ giúp giảm béo, giảm nguy cơ bệnh tim, phòng chống bệnh đái tháo đường.

Các loại thực phẩm này cung cấp chất xơ, các chất chống ôxy hóa hỗ trợ đắc lực cho những người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chế độ ăn chay chứa nhiều kali, phức hợp carbohydrates, chất béo không no, chất xơ, canxi, magie, vitamin C và vitamin A giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, những bệnh liên quan trực tiếp đến bệnh đái tháo đường.

2. Dầu ô liu, dầu cọ, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng, dầu lạc, dầu ngô được coi là nguồn thực phẩm chay ít có axit béo bão hòa, vô cùng giàu axit béo chưa bão hòa.

Axit béo bão hoà vẫn được quy kết cho tội làm tăng cholesterol máu, bệnh tăng huyết áp, bệnh đột quỵ… Axit béo làm giảm nguy cơ sức khoẻ của bệnh tim mạch, bệnh béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2.

Lợi ích của ăn chay

Các công trình nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, có đến 43% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi chuyển sang chế độ ăn chay tuyệt đối đều giảm lượng thuốc men điều trị và giảm cân. Chế độ ăn chay thực vật nhờ có nhiều chất xơ, chất sợi cellulose, nhiều khoáng và vitamin... nên cũng có khả năng giảm các biến chứng của đái tháo đường.

Còn việc giảm cân do ăn chay sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2 ở những người bị béo phì, tương tự như những người giảm được số cân thừa từ chế độ ăn khác. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn chay còn giúp cơ thể tích cực sản sinh insulin.

Ăn chay không thể chữa khỏi bệnh

Việc chuyển sang chế độ ăn chay chắc chắn sẽ không thể giúp bạn thoát khỏi căn bệnh tiểu đường, nhưng nó thực sự giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng phức tạp chẳng hạn như bệnh liên quan đến mạch vành và thận. Đồng thời, với chế độ ăn này, sức khỏe của bạn chắc chắn sẽ khá hơn những người mắc bệnh nhưng có chế độ ăn khác.

Lưu ý khi ăn chay

- Một là thức ăn chay không phải là thuốc nên chắc chắn không thể dùng ăn chay để thay thuốc chữa bệnh. Vì vậy, người bị đái tháo đường vẫn phải kết hợp vừa thuốc với ăn uống.

- Hai là khi ăn chay, cơ thể có nguy cơ thiếu một số chất vi lượng cần thiết như vitamin B12 (có nguồn từ động vật), vitamin D và canxi (rất cần cho trẻ em đang lớn và người già, loãng xương), chất sắt và kẽm (các acid phytic, oxalic, tannic... trong thực vật sẽ cản hấp thu sắt).

Vì vậy, trước khi thực hiện chế độ ăn chay, bạn cần gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn những nhóm thực phẩm cần thiết, thực đơn hằng ngày nhằm cung cấp cân đối các vi chất dinh dưỡng cũng như mức calo để duy trì một cân nặng hợp lý, khỏe mạnh.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG