Câu chuyện thể thao:

Ai 'đổ dầu vào lửa' cuộc chiến giữa các ông bầu?

TP - Bóng đá Việt Nam rốt cuộc là đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất khi những người có ảnh hưởng tới nó đang mải mê đấu đá qua lại. Một cuộc chiến không có kẻ chiến thắng, ngoại trừ những người không đặt lợi ích bóng đá Việt Nam lên trên.

Dư luận tuần qua lại được dịp nóng lên xoay quanh câu chuyện liên quan đến chiếc ghế TGĐ VPF của ông bầu Trần Anh Tú. Theo lộ trình được vạch ra từ đầu khi bầu Tú đắc cử Chủ tịch HĐQT VPF, ông Tú sẽ chỉ đảm nhiệm vị trí TGĐ cho tới khi có người thích hợp lên thay.

Tuy nhiên, sau khi bầu Tú được giới thiệu ra tranh cử Phó chủ tịch phụ trách tài chính LĐBĐVN (VFF) nhiệm kỳ 8, bầu Đức và sau đó tới lượt bầu Thắng đã lên tiếng phản đối rất mạnh mẽ. Ông Đức, đương kim Phó chủ tịch phụ trách tài chính VFF, đã từ chức nhiều lần sau khi U22 Việt Nam thất bại ở SEA Games 29 nhưng được Thường trực VFF giữ lại, còn bầu Thắng chính là người tiền nhiệm của bầu Tú ở VPF. Việc bầu Đức và bầu Thắng nắm quyền ở VPF từng bị đặt vấn đề do cả 2 đang là chủ tịch các đội bóng ở V-League. Với trường hợp ông Trần Anh Tú, lý do bầu Đức đưa ra là ông Tú đang nắm nhiều vị trí trong bóng đá, khó lòng làm tốt được tất cả.

Tại phiên họp HĐQT VPF sáng 10/4, bầu Tú đã xin rút khỏi vị trí TGĐ. Tuy nhiên, các thành viên HĐQT VPF đã bỏ phiếu không đồng ý. Ông Tú vì vậy cho biết sẽ đảm nhiệm chiếc ghế TGĐ tới khi tìm được người thay thế thích hợp. Phản ứng lại chuyện này, hôm qua có tin bầu Đức đã từ chối tham dự cuộc gặp với ông Tú, do sự sắp xếp của bầu Thắng. Cuộc gặp như bầu Thắng chia sẻ trên một số tờ báo, thì ngoài 3 ông bầu sẽ có sự tham gia của đại diện 4 đơn vị báo chí, truyền thông. Ông Thắng đưa ra phương án trên sau cuộc trao đổi qua điện thoại khá dài với bầu Tú.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, bầu Tú ban đầu đã rất nhất trí với kế hoạch trên của bầu Thắng. Tuy nhiên, ông Tú sau đó đã khá phiền lòng khi một phần nội dung cuộc trao đổi của ông với bầu Thắng lại được “xì” ra ngoài, và xuất hiện trên mặt báo. Cách sắp xếp cuộc gặp mặt với bầu Đức cũng có vẻ như chưa thực sự thích hợp, khi bầu Thắng muốn có sự tham dự của báo chí.

Chuyện này làm gợi lại một câu chuyện khác liên quan đến bầu Thắng là sau ngày ông Thắng nghỉ VPF, đã xuất hiện thông tin tài chính chi tiết của VPF ở các mùa giải trước nhưng không thực sự đúng với bản chất. Điều này làm dẫn tới những hiểu lầm về việc nhiệm kỳ sau của VPF “đánh” nhiệm kỳ trước. Trong cả 2 trường hợp này, truyền thông có vẻ như không phải là kênh chính xác để các ông bầu có thể tiếp nhận thông tin từ phía bên kia theo hướng tích cực.

Tranh cãi của các ông bầu, vốn đều có ảnh hưởng quan trọng tới bóng đá Việt Nam, vô tình khiến tình hình bóng đá càng trở nên căng thẳng trong bối cảnh đã quá “nóng” trước thềm đại hội 8 VFF. Người trong giới vừa ngán ngẩm và mệt mỏi, vừa lo lắng khi V-League có thể bị ảnh hưởng vì chuyện “đánh đấm” ở cấp thượng tầng bóng đá.

Bóng đá Việt Nam được lợi gì khi những ông bầu đều có chung mong muốn nó tốt lên lại không ngồi lại được với nhau? Người trong giới thì tin rằng, chỉ có một số thực sự nhỏ, những người đang muốn đẩy căng thẳng giữa bầu Đức, bầu Thắng và bầu Tú lên cao vì những động cơ không trong sáng trước đại hội 8.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.