Agribank tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Agribank tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu cũng như đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trong cả nước; đặc biêt sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.  

Trước những khó khăn được đánh giá chưa từng có, Agribank càng thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm của một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam chung tay cùng Chính phủ và cộng đồng ngăn chặn, đẩy lùi dịch, sớm đưa nhịp sống trở lại bình thường và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.

Hỗ trợ hàng nghin khách hàng vượt qua khó khăn

Trong bối cảnh cần “chung sống” an toàn với dịch, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước là vừa chủ động, quyết liệt phòng, chống dịch, không để dịch bệnh lây lan, đồng thời, phải duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; trong năm 2020, Agribank đã ban hành nhiều cơ chế chính sách quan trọng liên quan đến việc tháo gỡ kháo khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19 như: Ban hành và triển khai quy định nội bộ hướng dẫn Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước; Ban hành chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô 100.000 tỷ đồng, mức lãi suất hỗ trợ lên đến 2,5%/năm nhằm mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, chương trình chính sách đặc biệt là cho vay để duy trì và khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch (VB 2250/NHNo-TD và VB số 2596/NHNo-TD). Tích cực hướng dẫn, đôn đốc chi nhánh thực hiện hỗ trợ khách hàng, thực hiện kiểm tra đột xuất các chi nhánh chưa thực hiện hoặc số liệu thực hiện hỗ trợ khách hàng còn thấp. 

Agribank đồng thời thực hiện giảm phí dịch vụ thanh toán đối với tất cả các giao dịch thanh toán liên ngân hàng qua các kênh: Thanh toán song phương, thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; tăng cường các hình thức quảng bá khuyến khích khách hàng ưu tiên lựa chọn hình thức giao dịch điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt...; thông báo rộng rãi Đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý kịp thời, triệt để các phản ánh, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân; Đẩy mạnh công tác truyền thông giúp các doanh nghiệp, khách hàng nắm bắt thông tin về các cơ chế, chính sách của Ngân hàng hàng Nhà nước Việt Nam và Agribank về các giải pháp chính sách liên quan đến các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19. 

Bên cạnh chương trình tín dụng 100 nghìn tỷ đồng hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng Covid-19; Agribank ủng hộ gần 20 tỷ đồng cho các tổ chức, đơn vị để mua trang thiết bị y tế và các nhu yếu phẩm phòng chống dịch bệnh. Năm 2020, Agribank 04 lần giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, 08 lần giảm phí dịch vụ và thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 01 của NHNN là 45.113 tỷ đồng, trong đó cơ cấu lại nợ là 38.605 tỷ đồng với 15.023 khách hàng; Miễn, giảm lãi 6.508 tỷ đồng với 1.460 khách hàng; Thực hiện cho vay mới đối với các khách hành bị ảnh hưởng dịch Covid-19 doanh số hơn 110.000 tỷ đồng với trên 21.000 khách hàng. Agribank đã được Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao trong công tác hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19.

Agribank tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ảnh 1  

Chủ động các giải pháp tiếp tục ứng phó với dịch bệnh

Theo nhận định và dự báo của các tổ chức và chuyên gia y tế, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm, bùng phát và khả năng tiếp tục kéo dài, tác động tiêu cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Theo đó, Agribank tiếp tục chủ động nắm bắt, cập nhật kịp thời các thông tin chính thức về diễn biến mới của dịch Covid-19 và chỉ đạo của các cấp, các ngành, các địa phương để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch; chủ động áp dụng các biện pháp ứng phó, bảo đảm hoạt động an toàn, thông suốt, không bị gián đoạn trong mọi trường hợp. 

Về hoạt động tín dụng, Agribank tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực ưu tiên và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN sau khi NHNN ban hành. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của tất cả các chi nhánh trong hệ thống để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định và hiệu quả; chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, nâng cao tiềm lực tài chính, gia tăng sức chống chịu và ứng phó với rủi ro, thách thức, tạo sự bứt tốc cho năm tới. Triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các chương trình, sản phẩm tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và chỉ đạo của NHNN trong cho vay tiêu dùng. Rà soát, hoàn thiện các quy định nội bộ và tăng cương kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của TCTD. Đổi mới, cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng; đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật...

Agribank tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ảnh 2  

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN về tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản vay mới, Agribank tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch. 

Agribank chủ động, tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội, đặc biệt là hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 nhằm chung tay cùng cả hệ thống chính trị khắc phục khó khăn, ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19. Trong thời gian tới, Agribank tiếp tục ưu tiên cho vay các đối tượng ưu tiên đặc biệt là cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay theo chuỗi liên kết,… đồng thời đẩy mạnh phương thức đầu tư cho nông nghiệp nông thôn thông qua tổ vay vốn, vận hành hiệu quả Ngân hàng lưu động, chủ động đầu tư vào nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, góp phần bảo vệ an toàn người tiêu dùng và nâng cao uy tín, thương hiệu nông sản Việt Nam.

Tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm khắc phục bất lợi từ việc đóng cửa nền kinh tế, giãn cách xã hội trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và duy trì tính cạnh tranh trong kỷ nguyên kinh tế số. Agribank tích cực, chủ động triển khai, phát triển nhiều sản phẩm, chức năng tiện ích mới như: thanh toán bằng QR Code, Samsung Pay, thanh toán thẻ không tiếp xúc (Contactless), Triển khai mở rộng chức năng rút tiền bằng mã (Cash by Code); Triển khai mở rộng Chương trình tích lũy điểm thưởng dành cho khách hàng trung thành đối với thẻ tín dụng Agribank; Hoàn thành test, lấy chứng chỉ và triển khai mở rộng dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ không tiếp xúc thương hiệu Visa tại POS Agribank trong toàn hệ thống; Triển khai thí điểm thành công nghiệp vụ phát hành thẻ trả trước vô danh; Hoàn thành triển khai thí điểm dịch vụ tiền gửi trực tuyến tại CDM; Triển khai dịch vụ bảo hiểm dành cho chủ thẻ quốc tế với nhiều cải tiến trong thông báo chủ thẻ, chứng nhận bảo hiểm, v.v...

Agribank tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ảnh 3  

Triển vọng phát triển của ngành ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng trong năm 2021 sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới cũng như trong nước. Mặc dù hiện Việt Nam đang kiểm soát khá tốt dịch, tuy nhiên vẫn có rủi ro dịch bệnh bùng phát trở lại khi ở nhiều quốc gia như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc… dịch vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Nếu sang năm 2021 có vaccine, Chính phủ các quốc gia có các biện pháp phòng, chống, kiểm soát được dịch thì nền kinh tế toàn cầu có thể dần khôi phục trở lại. Trong trường hợp xấu nhất, kinh tế thế giới sẽ đi vào giai đoạn khủng hoảng mới.

Nhìn vào hai viễn cảnh đó, nếu dịch được kiểm soát tốt trên thế giới, Việt Nam cũng sẽ càng có cơ sở có một năm phục hồi mạnh hơn, trong đó ngân hàng vốn đang được xem là một trong những lĩnh vực sáng giá sẽ có sự tăng trưởng tốt trong năm 2021, và ngược lại.
Sang năm 2021, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hiện hữu và có nhiều diễn biến khó lường, công tác phòng chống dịch tại Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt đẹp, đó là tiền đề quan trọng để chúng ta tiếp tục nỗ lực cố gắng và chiến thắng dịch bệnh trong thời gian tới. Việc phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới tại Việt Nam còn cần nhiều sự nỗ lực vươn lên của chính doanh nghiệp, người dân và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Trên mỗi bước đường dù gian khó, Agribank luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, cá nhân để tháo gỡ khó khăn, vượt qua sóng gió ổn định sản xuất và kinh doanh.

MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.