Ả-rập Xê-út phế truất thái tử, chuyển giao quyền lực êm xuôi

Tân Thái tử Mohammed bin Salman. Ảnh: Getty Images.
Tân Thái tử Mohammed bin Salman. Ảnh: Getty Images.
TP - Ngày 21/6, Quốc vương Ả-rập Xê-út Salman bin Abdulaziz Al Saud bất ngờ phế truất cháu họ là Thái tử, Bộ trưởng Nội vụ Mohammed bin Nayef (58 tuổi), thay bằng con trai mình là Mohammed bin Salman (31 tuổi). Tân Thái tử sẽ không được chỉ định con trai mình làm người kế nhiệm.

Ông Nayef từng đứng đầu một chiến dịch truy quét mạng lưới khủng bố al-Qaeda giai đoạn 2003-2006 và được Mỹ đánh giá cao. Tân Thái tử Salman sẽ giữ chức Phó Thủ tướng, đồng thời vẫn giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng của quốc gia có ngân sách vũ trang lớn nhất thế giới. Ông còn đứng đầu Hội đồng Kinh tế và Phát triển, giám sát mọi chính sách liên quan các vấn đề kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế và nhà ở.

Khi ông Al Saud trở thành quốc vương thứ 7 của Ả-rập Xê-út vào tháng 1/2015 (lúc đó ông 80 tuổi), rất ít người nghe đến Hoàng tử Salman. Tuy nhiên, Hoàng tử Salman đã từng bước xây dựng danh tiếng của mình thông qua nhiều cuộc phỏng vấn với giới truyền thông phương Tây.

Tân Thái tử Salman vốn là Chủ tịch hội đồng quản trị của Aramco, người đầu tiên của hoàng gia trực tiếp giám sát công ty dầu khí nhà nước. Việc trao quyền cho Thái tử Salman một phần nhằm thúc đẩy kế hoạch giảm sự phụ thuộc của Ả-rập Xê-út vào dầu mỏ, bao gồm việc tư nhân hoá một phần công ty dầu mỏ Aramco. Ông John Sfakianakis, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vùng Vịnh nhận định: “Thay đổi này là một bước tiến lớn trong chương trình cải cách kinh tế. Thái tử Mohammed bin Salman sẽ là kiến trúc sư của chương trình này”.

Nhiều thanh niên Ả-rập Xê-út tin rằng, việc ông Salman trở thành thái tử là bằng chứng cho thấy thế hệ trẻ đang chiếm vai trò trung tâm ở đất nước vốn có truyền thống trọng dụng các vị trưởng bối.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.