9X bị bắn xuyên đầu ở TPHCM: Khi nào cảnh sát được phép nổ súng?

9X bị bắn xuyên đầu ở TPHCM: Khi nào cảnh sát được phép nổ súng?
TPO - Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quy định cụ thể các trường hợp cảnh sát được phép nổ súng, trong đó có trường hợp để khống chế đối tượng dùng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng...

Chiều 4/6, Công an TPHCM xác nhận người nổ súng liên quan vụ thanh niên bị bắn chết trên quốc lộ 1A, đoạn qua phường An Phú Đông (quận 12, TPHCM) là trung tá Nguyễn Hữu Huệ - Phó trưởng Công an phường An Phú Đông.

Trước đó, khoảng 14h chiều 3/6, ông Huệ nhận được tin báo có nhóm người tụ tập chặn quốc lộ 1A, đoạn qua ngã tư chùa Khánh An tổ chức đua xe trái phép.

Ông Huệ được một người khác chở bằng xe máy đến hiện trường. Đến gần ngã tư chùa Khánh An, lực lượng công an phát hiện nhóm thanh niên chặn quốc lộ để thực hiện đua xe và cổ vũ đua xe.

Lúc này, ông Huệ rút súng bắn chỉ thiên 2 phát. Đến phát thứ ba thì bị súng bị kẹt đạn nên ông tìm cách xử lý. Bất ngờ, súng phát nổ, trung tá Huệ tiếp tục đuổi theo nhóm đua xe đến giao lộ Vườn Lài thì nhóm đua xe chẻ ra nhiều hướng tháo chạy.

Quay lại hiện trường, phó trưởng công an phường được biết một thanh niên bị trúng đạn. Người này là Trần Văn Kiệt (19 tuổi, quê Quảng Nam) đã tử vong sau khi được người dân đưa vào viện cấp cứu.

9X bị bắn xuyên đầu ở TPHCM: Khi nào cảnh sát được phép nổ súng? ảnh 1 Cảnh sát phong tỏa hiện trường.

Vụ việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ. Tuy nhiên, tại khoản 3, Điều 22 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã quy định rõ các trường hợp nổ súng gồm:

- Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;

- Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;

- Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

- Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;

- Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:

+ Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

+ Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

+ Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

- Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

Tại khoản 4, Điều 22 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 cũng quy định, người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ quy định.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.