90% người mắc không biết mình bị căn bệnh dẫn đến 'án tử' này

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Các bệnh về gan là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, nhưng điều đáng báo động là 90% người bị gan lại không hề biết mình đang mắc bệnh. 

Theo đó, tỷ lệ nhiễm viêm gan B ở nước ta ở mức cao nhất, nhì trong khu vực, với tỷ lệ khoảng 15% dân số nhiễm viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm viêm gan C chiếm khoảng 2%. Ước tính dân số Việt Nam 100 triệu người thì có khoảng 15 triệu người nhiễm viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm viêm gan C.

Mặc dù số người mắc bệnh cao như vậy nhưng theo PGS.TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai, có tới 90% bệnh nhân mắc cả hai loại viêm gan trên họ không biết được tình trạng bệnh của mình nên không được chẩn đoán sớm. Vì vậy, khi bệnh nhân phát hiện ra bệnh thường ở giai đoạn muộn nên công tác điều trị có nhiều khó khăn.

Với bệnh nhân viêm gan ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên chỉ có cách sàng lọc, đi xét nghiệm máu mới phát hiện được bệnh. Hoặc trường hợp trong gia đình có người mắc viêm gan B thì các thành viên khác cần phải đi xét nghiệm sàng lọc. Nếu như ai đã bị viêm gan rồi cần vào diện quản lý điều trị, vì bệnh viêm gan B ủ bệnh rất lâu dài không phát hiện ra dễ lây lan cho người khác.

“Bảo hiểm y tế hiện nay đã chi trả cho những người mắc viêm gan B, vì vậy chúng tôi khuyên người bệnh phát hiện ra mình có bệnh viêm gan B nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để theo dõi, nhận được thuốc bảo hiểm và tuân thủ tốt sức khỏe cải thiện. Khi uống thuốc vào không còn virus trong máu sẽ hạn chế lây lan trong cộng đồng”- chuyên gia truyền nhiễm khuyến cáo.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.