TPO - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), chiều 3/10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ) tổ chức triển lãm “Hà Nội – Ký ức những ngày tiếp quản”.
TPO - Ngày 3/10, lãnh đạo thành phố Hà Nội và huyện Gia Lâm đã tổ chức gắn biển ba công trình cấp thành phố và cấp quận chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
TPO - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) sẽ tổ chức Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về tiếp quản Thủ đô.
TPO - Sáng 19/9, tại bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong" thuộc khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức dâng hoa kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về thăm Đền Hùng (19/9/1954 - 19/9/2024).
TPO - Triển lãm "Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam" (21/7/1954-21/7/2024) giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu giúp khách tham quan có cái nhìn khái quát về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954.
TP - Vượt qua rất nhiều khó khăn, từ một tỉnh nghèo, Điện Biên đã phát huy các lợi thế riêng có về du lịch, dịch vụ xuất, nhập khẩu, sản xuất và chế biến nông lâm sản, thuỷ điện, khai khoáng… để phát triển, tạo nên những đổi thay toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
TPO - Đúng ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hàng nghìn người dân trên cả nước đã viếng thăm khu mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa – Đảo Yến để bày tỏ lòng tri ân Đại tướng.
TPO - Với ông Trần Văn Dụy việc sưu tầm này không chỉ thể hiện lòng kính trọng, còn gìn giữ cho thế hệ sau những giá trị to lớn mà cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành cho dân tộc, đất nước…
TPO - Từ chỗ không được nhắc đến trong kế hoạch của Nava cũng như kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta, Điện Biên Phủ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm trong kế hoạch của cả hai bên.
TP - Không nhiều người biết để tạo nên bức tranh panorama về chiến dịch Điện Biên Phủ, gần 200 họa sĩ đã phải lao động rất miệt mài, gian khổ. Trình độ mỹ thuật cao chỉ là một trong nhiều yếu tố tạo nên tác phẩm nghệ thuật đồ sộ ấy…
TPO - Sáng 25/4, tại Lào Cai, đoàn đại biểu số 2 tham gia hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” do anh Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn dẫn đầu, thực hiện lễ chào cờ tại Khu di tích cách mạng Soi Lần (nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Lào Cai) và thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn.
TPO - Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là mốc son lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Những bài học từ quá trình đàm phán và ký Hiệp định này tiếp tục được vận dụng linh hoạt và sáng tạo vào đường lối ngoại giao “cây tre Việt Nam” hiện nay.
TPO - Tháng 11/1953, thực dân Pháp đã biến cánh đồng Mường Thanh thành tập đoàn cứ điểm. Nơi đây đã in dấu những trận đánh ác liệt của quân ta chống thực dân Pháp. Chiến trường năm xưa nay đã khoác lên mình diện mạo mới.
TPO - Sân bay Điện Biên tiền thân là sân bay dã chiến với tên gọi là sân bay Mường Thanh do quân đội Pháp xây dựng. Trải qua 70 năm lịch sử, sân bay ngày đó đã trở thành một cảng hàng không hiện đại của miền Bắc.
TP - Việc ngăn chặn những âm mưu bắt cóc, ám sát các yếu nhân của ta góp phần rất quan trọng vào sự thành công của chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ đó được thực hiện bởi những người cảnh vệ có những kỹ năng chiến đấu, sinh tồn thiện nghệ, sự gan dạ hơn người và lòng trung thành tuyệt đối…
TP - Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngã ba Cò Nòi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là “cửa ải mà tất cả người ra trận phải vượt qua”. Đây là “túi bom”, là “cửa tử” trước khi bước vào lòng chảo Điện Biên. Tại đây, chúng tôi may mắn tìm gặp được ông Lò Văn Pọm người trực tiếp làm giao liên năm xưa để được nghe chuyện quân và dân ta đã sống và chiến đấu để làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”...
TPO - Những ngày này, trên khắp các tuyến đường TP Điện Biên Phủ được trang hoàng cờ hoa, pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu để chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
TPO - Trong những ngày cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) là địa chỉ đỏ, được nhiều du khách ghé thăm. Trung bình mỗi ngày bảo tàng đón khoảng 3.000 lượt khách, có khi lên tới 7.000 lượt khách vào những ngày cao điểm.
TPO - Chương trình nghệ thuật tối 6/5 tại TP. Điện Biên Phủ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định là điểm nhấn của chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chương trình dự kiến quy tụ 180 nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhiều nghệ sĩ biểu diễn hàng đầu như NSND Quang Thọ, NSND Dương Minh Đức, các ca sĩ như Tùng Dương, Dương Hoàng Yến…
TPO - Tác phẩm dự thi có thông điệp rõ ràng, góc nhìn mới lạ, độc đáo về Hà Nội, hoặc phản ánh thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, hội nhập và phát triển của Thủ đô. Thời gian nhận tác phẩm tham dự bắt đầu từ nay đến ngày 1/8/2024.
TPO - Sáng 18/11, gần 100 runner là các cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Tiền Phong đã cùng nhau tham gia giải chạy ý nghĩa, chào mừng 70 năm báo Tiền Phong xuất bản số đầu tiên (16/11/1953 - 16/11/2023).
Nhân kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ra số báo đầu tiên (16/11/1953-16/11/2023), ông Lâm Văn Mẫn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng gửi lời chúc mừng đến tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, người lao động báo Tiền Phong.
TPO - Ngày 16/11, tại Trung tâm hội Nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội) đã diễn ra Lễ Kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong phát hành số báo đầu tiên (16/11/1953 - 16/11/2023). Trong suốt 70 năm qua, báo Tiền Phong luôn đồng hành với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc; trở thành diễn đàn tin cậy của bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ; đóng góp quan trọng vào sự phát triển của báo chí cách mạng và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
TPO - Tối 15/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (số 37 Hùng Vương, Hà Nội), công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong xuất bản số báo đầu tiên đã cơ bản hoàn tất.
TP - “Chú đang hiện trường à? Đọc nhanh diễn biến về đây, TPO phá trang, làm trực tiếp…”. Chiều 11/5/2005, tôi đang ở hiện trường vụ đối tượng dùng súng khống chế con tin tại Hà Đông, giọng Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong Nguyễn Ngọc Nam gấp gáp qua điện thoại…
TP - Nhiều lắm những dấu ấn, những kỷ niệm thuở quá vãng với người hàng xóm áp tường ở Khu Tập thể Hàng Trống, nguyên Tổng Biên tập (TBT) báo Tiền Phong Nguyễn Thanh Dương. Tôi hay sang nhà ông Dương hút thuốc lào rồi lan man những câu chuyện không đầu không cuối...
TP - Đầu những năm 2000, ngành vận tải biển Việt Nam đang trên những bước phát triển, thị phần vận tải biển quốc tế ngày càng tăng, nhưng những sự nhũng nhiễu của một số không ít cá nhân thuộc các lực lượng quản lý, giám sát, hỗ trợ... tàu thuyền xuất nhập cảnh như những tảng “đá ngầm”, những “sóng dữ” phần nào làm cản tốc độ phát triển, gây bức xúc cho ngành hàng hải, cũng như dư luận.