7 tỉnh Nam bộ tắt sóng truyền hình analog sớm một năm

7 tỉnh Nam bộ tắt sóng truyền hình analog sớm một năm
TPO - Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam vừa có kết luận sẽ ngừng phát sóng truyền hình tương tự analog (không bao gồm truyền hình cáp, vệ tinh và My tivi) sớm hơn một năm so với dự kiến ở 7 tỉnh Nam bộ.

Theo đó, các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau sẽ ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất từ ngày 31/12/2017, sớm hơn một năm so với lộ trình của Đề án số hóa truyền hình Việt Nam.

Theo ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam, việc cho phép 7 tỉnh trên ngừng phát sóng truyền hình sớm hơn dự kiến là dựa trên các điều kiện thuận lợi như thị trường cung cấp thiết bị thu truyền hình số mặt đất, vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất.

Khi ngừng phát sóng, người dân đang sử dụng truyền hình tương tự mặt đất analog (không bao gồm truyền hình cáp, vệ tinh và My tivi) sẽ không thể thu xem truyền hình nếu không mua đầu thu kỹ thuật số thế hệ mới DVB-T2 hoặc mua tivi tích hợp sẵn đầu thu kỹ thuật số. Với các hộ nghèo, cận nghèo sẽ nhận được hỗ trợ đầu thu từ Quỹ viễn thông công ích.

Theo ông Đoàn Quang Hoan, tính đến nay, cả nước có 13 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hậu Giang và Vĩnh Long đã hoàn thành số hoá truyền hình mặt đất.

Tại phần lớn các địa bàn đã được phủ sóng truyền hình số mặt đất, người dân có thể thu xem được từ 26 đến 70 kênh truyền hình (trong đó có 05 đến 07 kênh truyền hình độ nét cao HDTV), tăng hơn nhiều so với số lượng từ 04 đến 06 kênh khi thu xem bằng truyền hình tương tự mặt đất. Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện hỗ trợ trên 530.000 đầu thu kỹ thuật số DVB-T2 cho các hộ nghèo, cận nghèo trong vùng ảnh hưởng của việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất.

MỚI - NÓNG
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
TPO - Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng cơ chế về thuế hiện nay đang gây khó khăn trong việc hồi hương cổ vật. Theo đó, nhiều chuyên gia đề xuất miễn thuế hoàn toàn để mở rộng con đường hồi hương cổ vật. Đây là thông tin được đưa ra tọa đàm góp ý Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức ngày 28/3.